Hội thảo đánh giá công tác phòng, chống bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam
Tham dự hội thảo có TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương; TS Nguyễn Thị Thúy Vân – Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; đại diện của Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn, TP. HCM, Sở Y tế Hà Giang cùng 28 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh miền bắc và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Phú Yên.
Phát biểu tại hội thảo, TS Hoàng Đình Cảnh – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, cho biết: Các bệnh giun truyền qua đất nằm trong số những bệnh lây truyền phổ biến nhất trên thế giới và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nòi giống của con người Việt Nam. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, với sự giúp đỡ của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam đã triển khai được rất nhiều hoạt động góp phần giảm tỷ lệ nhiễm giun, giảm các bệnh giun truyền qua đất cũng như góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân. TS Hoàng Đình Cảnh đánh giá hội thảo lần này là dịp để các đại biểu nắm rõ về thực trạng của các bệnh giun truyền qua đất cũng như đưa ra các khó khăn, giải pháp trong thời gian tới để hoạt động phòng, chống các bệnh giun truyền qua đất đạt hiệu quả.
Thông qua hội thảo, TS. Hoàng Đình Cảnh đề nghị các đại biểu đưa ra phương hướng hoạt động cụ thể về công tác điều hành, chỉ đạo, cần có nguồn nhân lực được đào tạo đủ năng lực. Đồng thời cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để người dân nâng cao ý thức và thực hiện các biện pháp dự phòng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác vận động chính sách cũng như tăng cường các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học… Để công tác phòng, chống các bệnh giun truyền qua đất đạt hiệu quả bền vững hơn nữa, TS. Hoàng Đình Cảnh cũng đề nghị Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục đồng hành, hỗ trợ để Việt Nam đạt được mục tiêu Chương trình phòng, chống bệnh giun truyền qua đất vào năm 2030.

Toàn cảnh buổi hội thảo (ảnh: Hải Phúc)
Theo TS. Nguyễn Thị Thúy Vân – Đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỷ người bị nhiễm các bệnh giun truyền qua đất trong đó có Việt Nam. Bệnh giun truyền qua đất nghe có vẻ bình thường, không có gì đáng sợ nhưng thật ra đó là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Hội thảo là cơ hội để các đại biểu cùng thảo luận, đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ được thông tin về tình hình phòng, chống bệnh giun truyền qua đất trên thế giới, qua đó các đại biểu sẽ nắm bắt được tình hình chung và đúc rút được các kinh nghiệm để công tác phòng, chống bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam đạt hiệu quả hơn.
Cũng theo TS Nguyễn Thị Thúy Vân, từ năm 2001, Hội đồng Y tế thế giới (WHA) đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi các nước có lưu hành các bệnh giun sán bắt đầu nghiêm túc giải quyết bệnh do giun sán gây ra, đặc biệt là bệnh giun truyền qua đất. Tại Việt Nam, thời gian qua đã có rất nhiều tỉnh thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh giun truyền qua đất. Tuy nhiên, cũng có một số tỉnh kết quả chưa cao. Do đó, TS Nguyễn Thị Thúy Vân mong muốn các đại biểu sẽ thảo luận, đưa ra các chiến lược để Việt Nam sẽ sớm đạt được mục tiêu loại trừ các bệnh giun truyền qua đất.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe về chiến lược phòng chống bệnh giun truyền qua đất, kế hoạch hỗ trợ cho Việt Nam của WHO cũng như cập nhật kết quả công tác phòng chống bệnh giun truyền qua đất và hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng khu vực miền Bắc và Việt Nam của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, khu vực miền Trung, Tây Nguyên của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn và khu vực miền Nam của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM; báo cáo công tác phòng chống bệnh giun lây truyền qua đất của tỉnh Hà Giang và tham luận về kết quả công tác phòng, chống bệnh giun truyền qua đất và bệnh ký sinh trùng một số tỉnh như Lai Châu, Thanh Hóa, Phú Yên, Lâm Đồng. Đồng thời các đại biểu cũng đã thảo luận và thống nhất về kế hoạch phòng chống bệnh giun truyền qua đất tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030.
Mai Lê

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm