Đắk Lắk chủ động phòng chống bệnh giun sán cho trẻ
Hằng năm, để chiến dịch tẩy giun tại cộng đồng được triển khai hiệu quả, đúng đối tượng, đủ liều, đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn và chất lượng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lập danh sách đối tượng, phân phối thuốc tẩy giun và cử cán bộ giám sát tại các điểm uống trong suốt quá trình triển khai chiến dịch.
Đặc biệt, thời điểm trước chiến dịch diễn ra, các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng, chống nhiễm giun được triển khai rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng đã nâng cao chất lượng, hiệu quả của chiến dịch, góp phần đưa tỷ lệ trẻ thuộc các nhóm tuổi được tẩy giun trên địa bàn tỉnh vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ tính riêng trong đợt 1 năm 2024, toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 104.253 trẻ em từ 24 - 59 tháng tuổi và 200.456 trẻ là học sinh tiểu học được uống thuốc tẩy giun. Trong đó, số trẻ từ 24 - 59 tháng tuổi được tẩy giun đạt 98,25% và học sinh tiểu học đạt 99,39%.

Hằng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức các chiến dịch tẩy giun nhằm nâng cao sức khỏe vả khả năng học tập cho trẻ em thuộc các nhóm tuổi
Theo BS.CKI Vi Thị Huệ -Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, trong nhiều năm qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giữ vai trò đầu mối triển khai các hoạt động; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chiến dịch tẩy giun. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn cho Y tế tuyến cơ sở về chuyên môn kỹ thuật tẩy giun, khám sàng lọc cho trẻ trước khi cho uống thuốc tẩy giun. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nguyên nhân, hậu quả của nhiễm giun sán và các biện pháp phòng, chống. Chính từ sự chỉ đạo chặt chẽ của ngành y tế, sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể tại địa phương chiến dịch tẩy giun cho trẻ đạt tỷ lệ cao, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, với tỷ lệ các năm đều trên 95%, góp phần nâng cao sức khỏe vả khả năng học tập cho trẻ em tại địa phương.
“Nhiễm giun là bệnh thường gặp ở các nước nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, các nước nghèo khó khăn, trong đó có Việt Nam. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, đặc biệt trẻ em và học sinh là đối tượng dễ bị nhiễm giun nhất. Các triệu chứng của nhiễm giun thường không biểu hiện rầm rộ như các bệnh lý khác, nên chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Tuy nhiên ít ai biết rằng, nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em. Do vậy, việc tẩy giun định kỳ, thường xuyên chính là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng nhiễm giun ở trẻ nhỏ, cải thiện hệ tiêu hóa giúp cho trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, sức khỏe tốt, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và nhằm mục đích giảm tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và nâng cao thể lực cho trẻ”, BS.CKI Vi Thị Huệ chia sẻ.

Ngành y tế Đắk Lắk tổ chức hướng dẫn cho y tế tuyến cơ sở về chuyên môn kỹ thuật và khám sàng lọc để Chiến dịch tẩy giun cho trẻ đạt tỷ lệ cao nhất
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trẻ em từ 24 - 59 tháng tuổi và học sinh tiểu học nên tẩy giun 2 lần/năm. Để chống tái nhiễm, các em cần được uống thuốc tẩy giun định kỳ, rửa tay sạch sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn… Đặc biệt là, mỗi gia đình cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm phải được che đậy, không để ruồi, nhặng bâu vào thức ăn; phải có nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi; không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng… Ngoài ra tại các trường mầm non và tiểu học, giáo viên, nhân viên y tế trường học cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh, tuyên truyền về tác hại của nhiễm giun sán, về lợi ích của việc tẩy giun định kỳ nhằm phòng, chống bệnh tại cộng đồng.
Bảo Trọng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm