Giải đáp từ A-Z cho câu hỏi trẻ mấy tháng biết ngồi?

Trẻ mấy tháng biết ngồi luôn là một trong những câu hỏi của các mẹ. Bởi đây chính là cột mốc phát triển của bé mà bố mẹ thường mong ngóng.
17:08 | 30/03/2021

Bé mấy tháng biết ngồi?

Ngồi chính là một trong những cột mốc phát triển quan trọng trong quá trình trẻ phát triển kỹ năng vận động của mình. Đây cũng là cột mốc phát triển của con mà bố mẹ nào cũng mong chờ, bởi khi trẻ biết ngồi, cha mẹ có thể chơi với con nhiều hơn.

Thông thường, bé sẽ học cách tự ngồi khi được khoảng 7 tháng tuổi

Thông thường, bé sẽ học cách tự ngồi khi được khoảng 7 tháng tuổi

Theo các chuyên gia, điều kiện để trẻ ngồi được chính là phần đầu và cơ cổ của bé phải mạnh và cứng cáp. Do đó, khi bé sẽ tự ngồi dậy trong khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc, để con có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm, tiếp nhận thêm các thực phẩm khác phù hợp, ngoài sữa mẹ.

Ngoài ra, có những bé biết ngồi sớm thường rơi vào khoảng 6 tháng tuổi và đa phần thành thạo kỹ năng này từ 7 – 9 tháng tuổi.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu bé chưa thể ngồi thẳng lưng và luôn bị nghiêng người về phía trước, thường dùng 2 cánh tay chống xuống sàn để giữ thăng bằng và cũng rất dễ bị ngã. Do đó, các mẹ cần ở bên cạnh và chăm sóc hỗ trợ giúp bé ngồi dễ dàng hơn. Mẹ nên cho bé tự chủ động tập ngồi, rồi giữ em bé vững để bé giữ được thăng bằng, cũng như cố định được chỗ ngồi.

Bé mấy tháng biết ngồi thì được coi là muộn?

Cha mẹ có thể sử dụng các miếng lót hỗ trợ việc ngồi của bé

Cha mẹ có thể sử dụng các miếng lót hỗ trợ việc ngồi của bé

Nhiều cha mẹ vô cùng lo lắng và bối rối khi thấy con của mình chưa ngồi được, trong khi những đứa bé khác bằng tuổi đã ngồi vững. Những thực tế, mỗi bé có tốc độ phát triển khác nhau, do đó, các bố mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, khi trẻ bước sang tháng thứ 8 -9 mà vẫn không thể ngồi thì cha mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa. Bởi,đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển kỹ năng vận động thô ở trẻ.

Những lưu ý cha mẹ cần nhớ khi trẻ tập ngồi

Khoảng tháng thứ 8, trẻ sẽ chủ động hoàn toàn trong việc ngồi mà không cần ai hỗ trợ.

Khoảng tháng thứ 8, trẻ sẽ chủ động hoàn toàn trong việc ngồi mà không cần ai hỗ trợ.

Luôn quan sát, hỗ trợ bé để tránh bị té ngã khi tập ngồi. Khu vực bé tập ngồi phải được đảm bảo an toàn, không có vật dụng nguy hiểm như ổ cắm điện, đồ chơi quá nhỏ…

Trong quá trình trẻ tập ngồi, các mẹ không nên để bé dựa hoàn toàn vào sản phẩm hỗ trợ tập ngồi. Vì những sản phẩm này có thể khiến bé trở nên lười ngồi hơn.

Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ ngồi trên tấm nệm lớn hoặc dùng gối để hỗ trợ bé tập ngồi và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Ngoài ra, dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi bé tập ngồi. Do đó, mẹ nên tăng cường các thức ăn có chứa nhiều vitamin D, canxi, sắt, kẽm… để xương khớp trẻ chắc hơn. Đây cũng chính là nền tảng để bé thực hiện các kỹ năng vận động khi lớn lên.

Như vậy, đa số trẻ biết ngồi vào thời điểm 8 tháng tuổi. Vì vậy, nếu sau 8 tháng bé vẫn chưa thể ngồi, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

comment Bình luận
  • Sản phẩm vì sức khỏe
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng

    Nhiệt độ cao kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động làm việc ngoài trời. Tình trạng say nắng, say nóng, thậm chí đột quỵ có thể xảy ra nếu cơ thể phải tiếp xúc lâu với môi trường oi bức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc nhận biết sớm các nguy cơ và chủ động phòng tránh là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này.
    May 5 at 2:11 pm
    Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng
  • Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025

    Sáng 1/5, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025. Hoạt động thu hút hơn 650 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến từ các sở, ban, ngành trong tỉnh tham gia.
    May 2 at 10:35 am
    Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025
  • Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh

    Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.
    March 27 at 7:30 pm
    Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
  • Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ

    Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.
    March 27 at 12:30 pm
    Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ