Giải đáp: Mẹ có thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn nhất
Mẹ có thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn?
Mang thai đủ ngày chính là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp mẹ sinh em bé được an toàn. Các bác sĩ khoa sinh sản sẽ tính ngày sinh an toan cho mẹ dựa trên ngày đầu tiên theo chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bà bầu hoặc tính qua quá trình siêu âm và khám sức khỏe thường xuyên. Dự đoán ngày sẽ ra đời của bé cũng là yếu tố khi bác sĩ theo dõi quá trình phát triển trong suốt thai kỳ.
Sau 40 tuần là thời điểm mẹ sinh con an toàn
Có thai bao nhiêu tuần thì sinh? Theo các chuyên gia, thai nhi khi được khoảng 40 tuần tuổi là đã đủ ngày và có thể đảm bảo sinh ra an toàn, khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì thai nhi 38 tuần đã có thể xem là đủ ngày và có thể sống bên ngoài tử cung của mẹ. Nghĩa là, từ tuần 38 hoặc 39 trở đi thì trẻ đã có thể sinh ra bình thường nhưng nếu sinh sớm có thể sinh ra nhiều biến chứng.
- Nếu trẻ được sinh trước 37 tuần: trường hợp nay được xem là sinh non
- Nếu trẻ sinh từ 37 – 38 tuần: giai đoạn này được xem là sinh sớm
- Nếu trẻ sinh từ 39 – 40 tuần: trẻ được sinh đúng tháng, đảm bảo an toàn
- Trẻ sinh ở tuần 41: sinh ở cuối giai đoạn mang thai
- Trẻ sinh từ tuần 42 trở đi: trẻ được sinh già tháng
Nếu gặp trường hợp ngày sinh bị chênh lệch so với ngày dự tính thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng đây chỉ là 1 trong số các trường hợp hiếm gặp vì cho dù có sinh muộn đi nữa thì hầu hết bé vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt.
Một số rủi ro có thể xuất hiện khi trẻ được sinh quá ngày dự sinh bao gồm: thai quá to, thai phụ cần hỗ trợ khi sinh thường hoặc một số trường hợp bắt buộc phải sinh mổ nếu đợi quá lâu.
Có một số trường hợp mang thai không để sinh đúng hạn như mong muốn
Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng không có con số nào tuyệt đối về thời gian sinh an toàn dành cho mẹ bầu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc sinh con sớm hoặc sinh trể từ 1 – 2 tuần so với dự đoán và những đứa trẻ được sinh ra vẫn đảm bảo đầy đủ an toàn, khỏe mạnh. Với những trường hợp mẹ mang thai lần đầu, số ngày sinh sớm hơn so với dự tính là khoảng 10 ngày.
Đặc điểm trẻ sơ sinh đủ tháng là
- Cân nặng lớn hơn 2500g
- Chiều dài hơn 45 cm
- Da hồng hào, mềm mại, ít lông tơ, lớp mỡ dưới da đã phát triển
- Núm vú nổi lên khoảng 2mm, có vòng sắc tố vú khoảng 2mm.
- Tóc mềm dài hơn 2cm, móng chi dài trùm các ngón.
- Khi nằm các chi trong tư thế gấp.
- Trẻ khóc to, có các phản xạ bẩm sinh như Moro, Robinson, bú tốt
- Vòng đầu 32 – 34cm (1/4 chiều dài cơ thể) lớn hơn vòng ngực 1-2cm
- Thóp trước 2,5-3cm, thóp sau thường kín trong tháng đầu.
- Chi trên, chi dưới gần như bằng nhau (1/3 chiều dài cơ thể)
Những trường hợp phụ nữ có nguy cơ sinh non
Sau đây là một số trường hợp thường xuất hiện khi phụ nữ có nguy cơ sinh con non:
Các phụ nữ sinh con thường do đa thai hoặc kích thước thai lớn, bụng chứa nhiều nước ối khiến cho tử cung căng giãn gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm.
Các chị em đang gặp vấn đề về tử cung như hở eo tử cung, u xơ tử cung to, bị thừa hoặc thiếu cân trong giai đoạn mang thai, nhiễm trùng hoàn thân,…những hiện tượng này có thể xảy ra hiện tượng sốt cao, gây ảnh hưởng như tăng huyêt áp hoặc huyết áp thấp.
Một số khác do không chịu đi khám định kỳ thường xuyên nên không chuẩn đoán được tình trạng thai kỳ hoặc mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá hoặc điều kiện môi trường xung quanh dẫn tới sinh non.
Những dấu hiệu xuất hiện chuyển dạ cần đi bệnh viện ngay
Trên thực tế, các dấu hiệu chuyển dạ có rất nhiều, có một số dấu hiệu rõ ràng còn một số dấu hiệu không rõ ràng. Bạn hãy xem qua một số dấu hiệu chuyển dạ sinh con cơ bản sau:
Xuất huyết trong âm đạo trong giai đoạn cuối của thai kỳ có thể là dấu hiệu chuẩn bị sinh non. Nếu lượng máu ra nhiều thì tình trạng càng nghiêm trọng, bạn hãy đưa mẹ đến bác sĩ ngay nhé.
Ra nước ối trong âm đạo: nếu một ngày nước ối rò rỉ nhiều, chảy ồ ạt hoặc có mùi tanh mặn, nồng và nhớt thì bạn phải chuyển mẹ đến bệnh viện sớm vì đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ.
Xuất hiện các cơn đau bất thường ở tử cung và vùng bụng dưới: nếu mẹ xuất hiện những cơn co bụng liên tục, xuất hiện theo chu kỳ liên tục thì đây có thể là dấu hiệu chuẩn bị sinh sớm, đặc biệt xuất hiện ở những mẹ đang mang thai ở tuần 37.
Bên cạnh đó, việc sinh sớm còn xuất hiện một số dấu hiệu như gặp sốt cao, ngất xỉu, đau đầu kèm theo triệu chứng khó thở, nôn mửa hay đau ở ngực, động thai,…đều là những dấu hiệu nguy hiểm, nên giải quyết sớm nhanh chóng.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm -
Việt Nam quyết tâm bảo vệ thế hệ trẻ trước mối nguy hại từ thuốc lá mới
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được quảng bá rầm rộ như những sản phẩm “ít hại” và là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm này đang nhắm tới một lượng lớn người chưa từng hút thuốc, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.May 17 at 4:44 pm -
Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Trước thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở.May 17 at 4:44 pm