Điều trị bệnh nhi phổi đông đặc vì mắc cúm A và sởi
Bệnh nhi có tiền sử khỏe mạnh, nhập viện với bệnh cảnh sốt cao kéo dài, ho có đờm, mắc sởi còn ban cũ rải rác toàn thân 3 tuần trước. Bệnh nhi sốt cao liên tục, suy hô hấp tiến triển nặng trong vòng 3 ngày sau nhập viện, được đặt nội khí quản và chuyển Khoa Hồi sức nhiễm.
Tình trạng tại khoa, ghi nhận bệnh nhi nhiễm trùng nặng với chỉ số CRP 57 mg/L, procalcitonin 93 ng/mL, X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi lan tỏa hai bên, tổn thương phổi tiến triển nhanh. Siêu âm phổi thấy đông đặc gần toàn bộ phổi hai bên kèm tràn dịch màng phổi lượng ít, xét nghiệm IgM sởi dương tính khẳng định chẩn đoán sởi ở tuyến trước.

Ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhi (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng 1)
Ngoài ra, các xét nghiệm tìm tác nhân khác như cấy máu, cấy đờm nhiều lần đều âm tính. Tiên lượng đây là một trường hợp viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp tính, có nguy cơ tiến triển nhanh và nặng, do đó, các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm PCR đa tác nhân trong máu và đờm.
Kết quả PCR đờm dương tính với virus cúm A (influenzavirus type A) với tải lượng cao. Bệnh nhi nhanh chóng được điều trị với Oseltamivir (Tamiflu), kết hợp thở máy xâm lấn, kháng sinh phổ rộng, kiểm soát dịch và dinh dưỡng tối ưu.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi hết sốt, lâm sàng và X-quang phổi cải thiện rõ rệt. 7 ngày sau, bệnh nhi cai được máy thở. Hiện tại, tình trạng bệnh nhi đã ổn định và không cần hỗ trợ hô hấp.
Theo các bác sĩ, cúm A có thể gây biến chứng nặng ở trẻ em, đặc biệt là viêm phổi tiến triển nhanh dẫn đến suy hô hấp. Với dịch sởi gây suy giảm miễn dịch có thể là một yếu tố góp phần khiến bệnh cúm diễn tiến nặng hơn. Chẩn đoán sớm bằng các kỹ thuật hiện đại như PCR, test nhanh để định hướng điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, phòng ngừa cúm là biện pháp quan trọng nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng. Tiêm vaccine cúm hàng năm giúp giảm 40 - 60% nguy cơ nhiễm cúm và giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện do cúm nặng.
Ngoài ra, các biện pháp dự phòng khác như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh và giữ vệ sinh cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế lây lan cúm trong cộng đồng.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm