Đắk Nông: Tăng cường hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Trong năm 2022, từ nguồn kính phí do địa phương phân bổ, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã triển khai các gói hỗ trợ về CSSKBM-TE; tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ giảng viên tuyến tỉnh về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; tập huấn chăm sóc bà mẹ trước, trong, sau sinh cho cán bộ y tế các tuyến; tổ chức giao ban, tập huấn hướng dẫn công tác báo cáo, thống kê, sử dụng phần mềm báo cáo hoạt động CSSKBM-TE cho cán bộ tuyến huyện; tập huấn hoạt động CSSKSS vị thành niên, thanh niên, sức khỏe nam giới và các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cho cán bộ tuyến huyện, xã,…
Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng các các tài liệu hướng dẫn liên quan như tài liệu CSSKBM-TE trước, trong và sau sinh; tài liệu đào tạo cập nhật cho cô đỡ thôn bon về CSSKBM-TE,…; đơn vị cũng tổ chức các đợt giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật tại 71/71 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, đơn vị cũng tham mưu, hỗ trợ 26 cô đỡ thôn bon đang hoạt động (chưa phải là y tế thôn bon), với mức hỗ trợ 417.000 đồng/người/tháng.
Các hoạt động này đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về chăm sóc CSSKBM-TE. Trong đó đặc biệt ưu tiên nhóm đối tượng dễ tổn thương như phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 2 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi, các hộ gia đình ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản - trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông tổ chức truyền thông tại cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Trong năm 2023, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng đến mục tiêu cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tập trung giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, tử vong trẻ dưới 1 tuổi, tử vong trẻ dưới 5 tuổi thông qua các hoạt động can thiệp dự phòng có hiệu quả. Trong đó, ưu tiên triển khai tại các xã đặc biệt khó khăn nhằm giảm sự khác biệt giữa các địa phương trong tỉnh. Theo đó, trung tâm kiểm soát bệnh tật đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động CSSKBM-TE; kiểm tra, hỗ trợ chuyên môn; là đầu mối thống kê, báo cáo, quản lý số liệu, thu thập số liệu về hoạt động CSSKBM-TE, CSSKSS trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, trung tâm cũng chú trọng đẩy mạnh công các truyền thông nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhận thức của người dân về CSSKBM-TE, CSSKSS; hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ…; tiếp nhận, phân phối tài liệu truyền thông về CSSKBM-TE, CSSKSS.
Trong đó, đơn vị đặc biệt chú trọng vào hoạt động truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bon và đội ngũ cô đỡ nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số. Các nội dung truyền thông trực tiếp bao gồm lợi ích của việc khám thai định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế; những nguy cơ của việc sinh con tại nhà; hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ và trẻ em để xử trí và chuyển đến cơ sở y tế kịp thời.
Trong quá trình triển khai hoạt động, đơn vị nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị tuyến trên như Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), bệnh viện Từ Dũ…; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp Ủy Đảng, chính quyền và Sở Y tế. Phần lớn chuyên trách phụ trách chương trình là cán bộ chuyên môn sản phụ khoa công tác lâu năm, có kinh nghiệm, nhiệt tình là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động CSSKBM-TE trên địa bàn.
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai còn gặp phải một số khó khăn như thiếu cán bộ chuyên khoa tại tuyến huyện, đặc biệt là cán bộ làm công tác sản, nhi; tình trạng luân chuyển cán bộ, viên chức nghỉ việc gây khó khăn trong việc bố trí sắp xếp nhân lực; nguồn kinh phí trung ương cắt giảm qua từng năm, trong khi đó nguồn kinh phí địa phương phân bổ hạn hẹp gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ và hiệu quả triển khai các hoạt động CSSKBM-TE, CSSKSS trên địa bàn.
Thương Thương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm