Đại học Quốc gia TP. HCM: Điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia ứng tuyển chương trình VNU350?
Sáng 28/2, Đại học Quốc gia TP. HCM tổ chức tọa đàm “Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại Đại học Quốc gia TP. HCM”.

PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM (Ảnh: M.Q)
Phát biểu tại buổi toạ đàm, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM cho biết, chương trình này nhằm hiện thực hóa tầm nhìn phát triển của Đại học Quốc gia TP. HCM trở thành hệ thống đại học nghiên cứu trong top đầu Châu Á, nơi hội tụ nhân tài và lan tỏa tri thức, văn hóa Việt Nam (gọi tắt là Chương trình VNU350).
Trong đợt đầu tiên của năm 2024, Đại học Quốc gia TP .HCM sẽ tuyển dụng 65 chỉ tiêu, làm việc tại các đơn vị thành viên và trực thuộc.
Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, đối với nhà khoa học trẻ, cần đáp ứng ít nhất 1 trong 4 tiêu chí: Có bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí, hội nghị uy tín; Có bằng phát minh, sáng chế đã được đăng ký thành công; Có sản phẩm khoa học, công nghệ đã được chuyển giao; Có hướng nghiên cứu mới, triển vọng, phù hợp với Chiến lược phát triển Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đối với nhà khoa học đầu ngành, cần đáp ứng đủ 5 tiêu chí về kinh nghiệm và năng lực: Đứng đầu nhóm nghiên cứu hoặc Trưởng phòng thí nghiệm; Chủ trì đề tài, dự án khoa học - công nghệ; Có công trình công bố trên các chí khoa học uy tín hoặc sở hữu bằng độc quyền phát minh, sáng chế; Có kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh; Có mối quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế (là thành viên của các tổ chức khoa học - công nghệ quốc tế; tham gia tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; biên tập, phản biện bài báo cho các tạp chí quốc tế…).
Về chính sách đãi ngộ, PGS.TS Vũ Hải Quân cho biết, các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành tham gia Chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ Đại học Quốc gia TP.HCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.
Cụ thể, đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200 triệu đồng). Năm thứ ba: được cấp 1 đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng). Năm thứ tư: được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng. Năm thứ năm: được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.
Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu: được cấp 1 đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo: được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

Quang cảnh buổi toạ đàm (Ảnh: M.Q)
“Nhà khoa học sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng…”, PGS.TS Vũ Hải Quân cho hay.
Theo thông tin từ Đại học Quốc gia TP.HCM trong năm 2024-2025, đại học này sẽ giải ngân khoảng 100 triệu USD từ nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe và Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, phục vụ đào tạo, nghiên cứu.
Hiện, Đại học Quốc gia TP.HCM đang chủ trì Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 (KC15/21-30) và nhiều chương trình khoa học công nghệ khác. Trong đợt xét duyệt vừa qua, Chương trình KC15/21-30 đã thu hút được 139 đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Được biết, năm 2023, Đại học Quốc gia TP.HCM đã công bố hơn 2.500 bài báo trong danh mục Scopus, là đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố quốc tế.
Chỉ tiêu tuyển dụng của các đơn vị thành viên và trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 1 năm 2024:
Trường Đại học Bách khoa tuyển: 9 chỉ tiêu.
Trường Đại học Khoa học tự nhiên tuyển: 8 chỉ tiêu.
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tuyển: 5 chỉ tiêu.
Trường Đại học Quốc tế tuyển: 5 chỉ tiêu.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin tuyển: 13 chỉ tiêu.
Trường Đại học Kinh tế - Luật tuyển: 5 chỉ tiêu.
Trường Đại học An Giang tuyển: 5 chỉ tiêu.
Viện Môi trường và Tài nguyên tuyển: 5 chỉ tiêu.
Khoa Y tuyển: 5 chỉ tiêu.
Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) tuyển: 3 chỉ tiêu.
Viện Công nghệ Nano tuyển: 2 chỉ tiêu.
Cao Ánh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm