Chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần, mẹ nào chưa biết nhớ đọc ngay!
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu hàng đầu thông báo bạn đã “dính bầu”. Thế nhưng với những người có kinh nguyệt vốn không đều từ trước đó thì họ chỉ nghĩ đơn giản đây chỉ là một hiện tượng bình thường nên dễ dàng bỏ qua. Chính vì thế, không ít chị em chỉ kiểm tra và biết mình có thai khi thai đã được 6 - 7 tuần tuổi. Vậy chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần?
Chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần?
Được biết, sau khoảng 7 ngày kể từ khi thụ thai, các dấu hiệu của việc mang thai sẽ dần dần xuất hiện nhưng chỉ đến khi thai được 6-8 tuần thì chị em mới phát hiện ra. Tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể nhận biết việc mang thai thông qua việc trễ kinh nguyệt.
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu mang thai dễ thấy nhất.
Các bác sĩ sản khoa đã đưa cách tính chung nhất cho tuổi của 1 em bé trong bụng mẹ đó là tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu theo cách tính này thì việc mẹ chậm kinh 1 tuần có nghĩa là thai đã được 5 tuần; chậm kinh 2 tuần - tương đương thai được 6 tuần và chậm kinh 3 tuần - tương đương thai được 7 tuần.
Dấu hiệu nhận biết bạn đã có thai
Ngoài việc chu kỳ kinh nguyệt đến muộn, các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết việc mình mang thai thông qua các dấu hiệu dưới đây:
Chảy máu âm đạo nhẹ
Sau khi thụ thai từ 6-8 ngày, rất có thể chị em sẽ nhận thấy hiện tượng ra máu nhẹ, là những đốm máu nhỏ màu đen hoặc hồng nhạt. Đây là dấu hiệu trứng đã thụ tinh cấy vào thành tử cung – là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo mẹ đã thụ thai.
Ra máu báo thai
Sau từ 10 - 14 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh máu báo thai sẽ xuất hiện (thai ở tuần thứ 4), phôi thai di chuyển để bám vào lớp nội mạc tử cung khiến chúng bị bong nhẹ và gây nên hiện tượng chảy máu nhẹ. Máu này được gọi là máu báo có thai có màu hồng hoặc đỏ, nâu. Lượng máu ra rất ít, dùng khăn giấy thấm cũng được. Thời gian ra máu này chỉ khoảng 3 ngày.
Máu báo có thai xuất hiện trong khoảng tuần thai thứ 4
Núi đôi đau nhức, nhũ hoa chuyển màu sẫm
Bạn có thể nhầm lẫn hiện tượng đau nhức núi đôi với dấu hiệu tiền kinh nguyệt. Nhưng nếu quan sát kỹ, bạn phát hiện ra nhũ hoa chuyển màu sẫm hơn so với bình thường mà không do bất kỳ tác nhân nào khác thì bạn hãy nghĩ ngay đến việc mình đã mang thai. Dấu hiệu này thường xảy ra sau khi thụ thai 1-2 tuần. Tuy nhiên theo các chuyên gia, không phải mẹ bầu nào cũng trải qua sự thay đổi này.
Chuột rút
Từ khoảng 6 - 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh thành công sẽ di chuyển về phía tử cung và đây cũng là thời gian mẹ cảm thấy bị chuột rút. Dấu hiệu chuột rút này khá giống giới chuột rút trong kỳ kinh nguyệt và mẹ thường hay bỏ qua.
Sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ mẹ có cảm giác bị chuột rút giống với lúc có kinh
Nhức đầu
Sự tăng “đột biến” của hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm nhiều một số người bị đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên, những cơn đau dữ dội và kéo dài lại có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó và cần được thăm khám kỹ lưỡng.
Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột khi vừa mang thai có thể khiến mẹ đau đầu.
Dịch âm đạo
Dấu hiệu mang thai tuần đầu của một vài mẹ bầu là sự xuất hiện khí hư màu trắng hoặc trắng đục. Đây là dấu hiệu có bầu điển hình và rất sớm do sự thay đổi dày lên của thành tử cung.
Thân tăng nhiệt
Khi bắt đầu mang thai, nhiệt độ cơ thể người phụ nữ thường tăng nhẹ (khoảng 37,5 độ) do hormone progesterone tiết ra nhiều. Hiện tượng này tương tự giống khi chị em gần đến ngày rụng trứng.
Hy vọng những thông tin Bầu vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các chị em. Đừng hoang mang nếu thấy cơ thể dần đang có những dấu hiệu khác thường ngày nhé, Bầu sẽ luôn đồng hành để mẹ có một thai kỳ bình an.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm