Cần Thơ: Tập huấn đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường cho y tế tuyến cơ sở
Lớp tập huấn được tổ chức nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức trong công tác quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường đối với người bệnh tại địa phương.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được giảng viên hướng dẫn thực hành kê đơn và thảo luận các ca lâm sàng đái tháo đường; cập nhật một số nhóm thuốc đái tháo đường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường; tiếp cận và xử trí các tình huống liên quan đến biến chứng đái tháo đường thường gặp tại y tế cơ sở.

Ông Phạm Phú Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ phát biểu khai mạc lớp tập huấn
Trước đó, Sở Y tế và Bệnh viện Tim mạch TP. Cần Thơ cũng tổ chức lớp tập huấn đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp dành cho y tế tuyến cơ sở vào ngày 10 và 11/7.
Bệnh đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Theo số liệu của Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường.

ThS.BS Khưu Kim Phong - Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch, giảng viên tại lớp tập huấn
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường. Đáng chú ý, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận. Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.

Các đại biểu tham dự tập huấn
Các bác sĩ khuyến cáo, những đối tượng cần làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng, bao gồm:
Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau: Có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột) bị đái tháo đường; tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch; tăng huyết áp hoặc đang điều trị THA); mỡ máu bất thường; hội chứng buồng trứng đa nang; ít hoạt động thể lực hoặc các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin.
Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên.
Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.
Nguyệt Hương

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm