Bình Định: Khẩn trương xây dựng phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Theo báo cáo tại cuộc họp, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trong toàn tỉnh quý I/2024 khoảng 800,02 tấn/ngày, chiếm 78,69% tổng lượng chất thải phát sinh. Trong đó, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 89,12%; một số địa phương có tỷ lệ thu gom đạt cao so với năm 2023 là An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ và Hoài Nhơn. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đạt 65,64%; một số địa phương có tỷ lệ thu gom đạt cao là Phù Cát, Phù Mỹ.
Hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, vướng mắc như: 9/11 địa phương trong tỉnh chưa xây dựng và ban hành phương án chi tiết về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (trừ Tây Sơn và An Nhơn); nhiều địa bàn có tần suất thu gom thấp hoặc chưa có dịch vụ thu gom; việc phân loại rác tại nguồn ở khu vực đô thị chưa được triển khai mạnh mẽ, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở khâu phát động, tuyên truyền; việc áp dụng hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (theo thể tích, khối lượng hoặc hình thức khác) vào quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn khó triển khai thực hiện trên thực tế; chưa đủ cơ sở ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ…
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cho biết, trong thời gian qua, UBND tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo và đã bổ sung mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố đối với nội dung thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Theo đó, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã có một số chuyển biến. Tuy nhiên, qua theo dõi, tình hình triển khai của các địa phương còn chậm, chưa đạt yêu cầu do UBND tỉnh giao.
Trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh yêu cầu nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng cán bộ, công chức thực thi công tác quản lý nhà nước về môi trường; xem công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm. Các địa phương phải tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động người dân tuân thủ việc thu gom, bỏ rác đúng nơi quy định và nộp tiền giá dịch vụ thu gom rác. Các địa phương chủ động bố trí kinh phí, bên cạnh kinh phí bổ sung mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện để mua sắm phương tiện đáp ứng yêu cầu tăng tỷ lệ, tần suất, mở rộng địa bàn thu gom rác và có giải pháp tăng tỷ lệ thu giá dịch vụ thu gom từ hộ dân. Bên cạnh đó, các địa phương ban hành chỉ thị để đảm bảo triển khai thực hiện đạt tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt do UBND tỉnh giao trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh đặc biệt lưu ý các địa phương khẩn trương xây dựng, trình phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt cụ thể, chi tiết phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, hoàn thành chậm nhất đến ngày 15/5/2024. Trong đó, nội dung phương án cần nêu rõ phương thức, số lượng đơn vị thu gom, cơ cấu lại từng khu vực, phương thức thu gom, yêu cầu đặt ra về tần suất, tỷ lệ rác được thu gom.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh giao Sở Tài chính thống nhất hướng dẫn triển khai cho tất cả các địa phương trong tỉnh xây dựng giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo hình thức đồng/hộ trong năm 2024. Sau năm 2025, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu hình thức thu giá để quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (giá chi trả cho đơn vị cung ứng dịch vụ), giao Sở Tài chính hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh cũng yêu cầu các địa phương phân bổ và sử dụng đúng mục đích kinh phí được giao thực hiện công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải sinh hoạt đã được UBND tỉnh giao.
Kim Loan
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am