Bệnh viện huyện Bình Chánh lần đầu thay khớp háng cho bệnh nhân 70 tuổi

Phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân lớn tuổi là một thách thức do có nhiều rủi ro biến chứng.
15:44 | 14/05/2024

Chiều 14/5, ThS.BS.CKII Võ Ngọc Cường - Giám đốc Bệnh viện huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh cho biết, khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện phối hợp chuyên gia Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh phẫu thuật thay khớp háng thành công cho bà N.T.H, 70 tuổi, ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh. Đây cũng là bệnh nhân cao tuổi đầu tiên được thay khớp háng tại Bệnh viện huyện Bình Chánh.

Trước đó, Bệnh viện huyện Bình Chánh tiếp nhận bà H trong tình trạng đau, hạn chế vận động háng trái do té ngã. Chưa hết, đùi trái bà H sưng đau, mất vận động, sinh hoạt phụ thuộc vào người khác. Qua thăm khám và chụp X-quang, các bác sĩ chẩn đoán bà H bị gãy cổ xương đùi phải và được chỉ định mổ thay khớp háng nhân tạo.

Nhận định bà H tuổi cao, dễ có nguy cơ xảy ra rủi ro trong và sau phẫu thuật nên các bác sĩ đã hội chẩn giữa nhiều chuyên khoa để tầm soát bệnh lý đi kèm, dự phòng huyết khối và tiên lượng trước nguy cơ để có phương án phẫu thuật an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Vũ - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện huyện Bình Chánh cho biết, trong quá trình mổ, các bác sĩ phải rạch da bộc lộ ổ gãy cổ xương đùi trái và loại bỏ chỏm xương đùi. Tiếp theo, các bác sĩ làm sạch ổ khớp, lắp chỏm nhân tạo cùng chuôi và nắn chỉnh kiểm tra vận động khớp háng tốt.

Các bác sĩ đang phẫu thuật thay khớp háng cho bà N.T.H (Ảnh: TN)

Các bác sĩ đang phẫu thuật thay khớp háng cho bà N.T.H (Ảnh: TN)

“Ca phẫu thuật kéo dài 1 giờ, bà H không mất nhiều máu, tỉnh táo hoàn toàn. Hiện sức khỏe bà H ổn định, tự đi lại và sinh hoạt tốt”, bác sĩ Vũ cho biết thêm.

Theo bác sĩ Vũ, phẫu thuật thay khớp háng cho bệnh nhân lớn tuổi là một thách thức do có nhiều rủi ro biến chứng. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật thì chắc chắn người bệnh phải nằm một chỗ chịu đau và phải có người chăm sóc thường xuyên. Chưa hết, do nằm lâu nên gây loét các vùng tỳ đè, viêm phổi ứ đọng. Điều này khiến cơ thể dần suy kiệt, dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

“Thay khớp háng cho bệnh nhân cao tuổi là điều vô cùng cần thiết bởi giúp bệnh nhân vừa khỏe mạnh, vừa vui vẻ trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường”, bác sĩ Vũ chia sẻ.

Bác sĩ Vũ còn cho biết, gãy cổ xương đùi là tai nạn thường gặp ở người cao tuổi, chủ yếu do trượt ngã trên nền cứng, ngã đập vùng hông xuống đất. Phẫu thuật thay khớp háng hiện là phương pháp điều trị tối ưu đối với những ca gãy cổ xương đùi do chấn thương, giúp phục hồi chức năng vận động.

“Phẫu thuật thay khớp háng là kỹ thuật khó, được triển khai chủ yếu tại các bệnh viện lớn có đội ngũ phẫu thuật viên dày dặn kinh nghiệm cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ chuyên môn của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện huyện Bình Chánh đã thực hiện được kỹ thuật này. Bên cạnh đó, Bệnh viện huyện Bình Chánh còn phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng khớp gối và phẫu thuật kết hợp xương khó cho nhiều trường hợp”, bác sĩ Vũ nói.

Trần Ngọc

comment Bình luận
  • Sản phẩm vì sức khỏe
  • Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận

    Chế độ ăn dành cho bệnh nhân sỏi thận, còn gọi là bệnh sỏi thận hoặc sỏi thận, nên ít muối và protein, đồng thời giàu thực phẩm tươi và tự nhiên, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, ngoài ra còn phải tăng cường tiêu thụ chất lỏng.
    June 30 at 2:58 pm
    Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận
  • 10 mẹo chữa sưng bàn chân và mắt cá chân

    Một số cách để giảm sưng tấy ở bàn chân hoặc mắt cá chân là tắm thuốc cản quang, uống trà lợi tiểu, uống nhiều nước hơn trong ngày hoặc nâng cao chân. Những cách này giúp cải thiện lưu thông máu và bạch huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho tĩnh mạch hồi lưu và tăng cường đào thải chất lỏng giảm sưng ở bàn chân và mắt cá chân.
    June 30 at 2:57 pm
    10 mẹo chữa sưng bàn chân và mắt cá chân
  • 5 lời khuyên để kiểm soát sự lo lắng

    Để giảm bớt các triệu chứng lo âu, điều thú vị là áp dụng các chiến lược giúp thúc đẩy sự thư giãn và cảm giác hạnh phúc, có thể được thực hành thường xuyên như các hoạt động thể chất, kỹ thuật thở và liệu pháp mùi hương. Hơn nữa, nói chuyện với mọi người hoặc nhà tâm lý học có thể giúp bạn tìm ra các chiến lược có thể thúc đẩy việc giảm triệu chứng hiệu quả hơn.
    June 30 at 8:58 am
    5 lời khuyên để kiểm soát sự lo lắng
  • Gia đình – điểm tựa ‘hạnh phúc’ giúp bệnh nhân chiến thắng bệnh tật

    Những người thân trong gia đình góp phần không nhỏ giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh để tiếp thêm nghị lực chiến thắng bệnh tật.
    June 29 at 9:25 am
    Gia đình – điểm tựa ‘hạnh phúc’ giúp bệnh nhân chiến thắng bệnh tật