12 mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mẹ nhất định đừng quên!
Sau đây Bầu sẽ điểm danh những mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh tối quan trọng tới sức khỏe của bé yêu, giúp con phòng ngừa bệnh nguy hiểm.
Vắc-xin ngừa viêm gan B
Đây là mũi tiêm phòng bắt buộc con được tiêm sớm nhất: 24 giờ sau khi sinh. Mũi thứ hai tiêm khi con khoảng 1-2 tháng tuổi. Mũi vắc-xin thứ ba tiêm khi bé yêu nhà bạn được 6-18 tháng tuổi.
Mũi tiêm phòng này chứng tỏ sự hữu hiệu trong việc bảo vệ con khỏi virut viêm gan B lây từ mẹ sang bé. Thông thường, bé yêu sẽ đau, nổi nốt đỏ quanh vết tim và sốt nhẹ. Sau khi tiêm, bác sĩ Nhi sẽ yêu cầu bố mẹ cho con ở lại vài tiếng đồng hồ để xem con có phản ứng với mũi tiêm không. Trẻ sẽ được về nếu không có phản ứng gì nhiều.
Vắc-xin Haemophilus cúm B (Hib)
Vi khuẩn Hib rất nguy hiểm cho trẻ dưới 2 tuổi. Vi khuẩn này có thể gây viêm màng não, viêm nắp thanh quản, viêm phổi, viêm tủy xương, viêm mô tế bào. Bệnh cũng dẫn đến tử vong cho trẻ.
Vắc-xin Hib tiêm vào các mốc: Trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng. Sau đó chích nhắc khi bé được 12 - 15 tháng.
Vắc-xin DTaP
Vắc-xin này giúp con có kháng thể kháng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Các mốc tiêm ngừa cho bé: Trẻ 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng. Sau đó tiêm nhắc khi bé được 15-18 tháng tuổi.
Vắc-xin này có thể tiêm kết hợp với vắc-xin viêm gan B, vắc-xin ngừa bại liệt…
Vắc-xin ngăn ngừa thủy đậu
Virut thủy đậu gây ra nhiễm trùng trên da và một số biến chứng khác. Bệnh rất dễ lây lan và gây tác hại lớn cho trẻ sơ sinh, khi hệ miễn dịch của con còn yếu.
Vắc-xin ngừa thủy đậu tiêm mũi đầu tiên khi con trong giai đoạn 12-15 tháng tuổi. Mũi thứ hai tiêm khi con đã lớn, khoảng 4-6 tuổi
Vắc-xin ngừa bại liệt (IPV)
Vắc-xin này tối quan trọng, giúp bảo vệ bé yêu của bạn khỏi bệnh bại liệt_ chứng bệnh nguy hiểm tổn hại sức khỏe con cả đời. Mũi thứ nhất của vắc-xin ngừa bại liệt tiêm khi con 2 tháng tuổi hoặc 4 tháng tuổi. Càng sớm càng tốt. Mũi thứ hai tiêm khi con 4-6 tuổi.
Vắc-xin ngừa virut Rota (RV)
Virut Rota tác hại lên đường ruột, làm cho trẻ sơ sinh bị nôn ói, tiêu chảy cấp. Biến chứng có thể làm cho trẻ tử vong. Tiêm sớm mũi vắc-xin này giúp con chống chọi được với bệnh. Trẻ có phản ứng nôn, tiêu chảy do phản ứng phụ của thuốc.
Vắc-xin MMR
Vắc-xin ngừa sởi, quai bị, rubella. Mũi tiêm phòng này tiến hành khi con trong giai đoạn 12-15 tháng tuổi. Mũi nhắc lại tiêm khi con được 4-6 tuổi.
Vắc-xin ngừa bệnh cúm mùa
Bệnh cúm mùa đối với trẻ đã lớn bình thường, dễ dàng vượt qua bệnh với sức đề kháng đủ mạnh. Nhưng với trẻ sơ sinh, con có khả năng tử vong nếu thiếu mũi tiêm phòng vắc-xin này. Mẹ cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trước mùa dịch để con có kháng thể.
Mũi đầu tiên của vắc-xin chống cúm là khi con được 6 tháng tuổi.

Sau khi tiêm, con thường có triệu chứng đau quanh nốt tiêm, sốt và quấy khóc. Bố mẹ nên cho con ở lại viện theo dõi cho tới khi ổn định.
Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV 13)
PCV 13 (còn goi là prevnar 13) giúp cơ thể chống lại các loại virut gây chứng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng máu…
Các mốc tiêm phòng PCV13 cần nhớ: 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng và 12-15 tháng.
Vắc-xin ngừa viêm gan A
Virut viêm gan A nguyên nhân do việc ăn uống kém vệ sinh. Trẻ mắc bệnh bị sốt, vàng da, khó ăn uống, gây mệt mỏi. Trẻ cần tiêm hai mũi vắc-xin này vào tháng 12 và tháng 23.
Vắc-xin ngừa viêm màng não (MCV4)
Vi khuẩn viêm màng não tụ ở màng quanh não, tủy sống và gây nguy hiểm cho bé. Khi mắc bệnh, bé sốc và tử vong nhanh chóng. Mũi tiêm phòng này chích khi trẻ được 11 - 12 tháng tuổi.
Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung Human papillomavirus (HPV)
Vắc-xin này dành riêng cho phái nữ. Tốt nhất, con nên được tiêm trong độ tuổi 9-26.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đúng thời điểm và đủ liều lượng, mẹ đã giúp con gia tăng khả năng chống chọi bệnh tật và sống sót. Các mũi tiêm phòng quan trọng Bầu liệt kê bên trên mẹ đừng quên nhé!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Vận động vì trái tim khỏe: Bạn đang gặp rào cản nào?
Chúng ta đều biết, hoạt động thể lực là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường sức khỏe. Khi chúng ta vận động, tim đập khỏe hơn, máu lưu thông tốt hơn, huyết áp ổn định, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim.May 26 at 4:27 pm -
Cần Thơ: Truyền thông cho học sinh về phòng, chống tác hại thuốc lá hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5
Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2025 với chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động, Trung tâm Y tế quận Bình Thủy đã phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho học sinh về phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 26 at 1:59 pm -
Kon Tum phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
Sáng 23/5, tại Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc, TP. Kon Tum, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình hành động quốc gia vì trẻ em tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND TP. Kon Tum tổ chức lễ phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025 với chủ đề: “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”.May 25 at 9:10 am -
Cần Thơ: Quận Bình Thủy hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025
Từ ngày 1/5 đến 31/5, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.May 23 at 1:34 pm