TP. HCM giành giải nhất hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III

Ngày 27/5, tại lễ bế mạc, hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc lần thứ III – vòng thi khu vực phía Nam, Đoàn nghệ thuật Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. HCM dành 2 huy chương vàng cho tiết mục đơn ca "Bài ca hy vọng", tốp ca "Sống như những đóa hoa" và huy chương bạc cho tiết mục hòa tấu nhạc cụ dân tộc "Đất nước trọn niềm vui" đã giành giải nhất toàn đoàn.
10:55 | 28/05/2025

Đoàn nghệ thuật Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP. HCM sẽ tham gia vòng chung kết hội thi tiếng hát người khuyết tật toàn quốc tại TP. Hà Nội vào tháng 6 tới đây.

Chủ đề “Sống như những đóa hoa” không phải để được ngợi ca mà để khẳng định sự sống này dù không trọn vẹn về hình hài vẫn có thể trọn vẹn về ý nghĩa. Mỗi bước đi là một lời nhắc nhở: Hạnh phúc không đến từ sự đủ đầy mà từ thái độ sống biết vươn lên, biết sống cho mình và cho người khác. Tàn nhưng không phế, họ không chỉ là những người vượt lên nghịch cảnh mà còn là những tấm gương soi chiếu cho xã hội về lòng dũng cảm, đức hy sinh và sự cống hiến không đòi hỏi của người khác.

Đoàn TP. HCM đạt giải nhất toàn đoàn

Đoàn TP. HCM đạt giải nhất toàn đoàn

Trong dòng chảy của đất nước hôm nay có những con người không ồn ào, không xuất hiện nơi hào quang, nhưng sự hiện diện của họ lại là minh chứng sống độc cho nghị lực và lòng kiên cường. Đó là những người khuyết tật, có người mất đi đôi chân nhưng đôi tay họ không ngừng sáng tạo, có người không còn nghe được âm thanh nhưng trái tim họ vẫn đầy áp yêu thương sẻ chia, có người sống trong bóng tối nhưng lại mang đến ánh sáng hy vọng cho biết bao người xung quanh, họ sống như những đóa hoa, không phải để được ngợi ca mà để khẳng định sự sống này dù không trọn vẹn về hình hài vẫn có thể trọn vẹn về ý nghĩa. Mỗi bước đi của họ là một lời nhắc nhở: Hạnh phúc không đến từ sự đủ đầy mà từ thái độ sống biết vươn lên, biết sống cho mình và cho người khác. Tàn nhưng không phế, họ không chỉ là những người vượt lên nghịch cảnh mà còn là những tấm gương soi chiếu cho xã hội về lòng dũng cảm, đức hy sinh và sự cống hiến không đòi hỏi của người khác.

Hội người khuyết tật TP. HCM nói riêng và Hội người khuyết tật Việt Nam nói chung chính là mái nhà chung nuôi dưỡng những ý chí ấy, nơi những con người tưởng như yếu thế lại cùng nhau tạo nên điều phi thường từ dạy nghề khởi nghiệp, học tập cho đến văn hóa - thể thao và quan trọng nhất là lan tỏa tinh thần sống tích cực. Hội không chỉ hỗ trợ mà còn kết nối họ với cộng đồng cùng chung tay xây dựng một xã hội không ai bị bỏ lại phía sau.

Trao giải cho các tiết mục đạt huy chương vàng

Trao giải cho các tiết mục đạt huy chương vàng

Các thí sinh đều là người chiến thắng

"Sống như những đóa hoa" chỉ dành cho khán giả còn các em thì không hề nghe thấy và chỉ múa trong yên lặng. Dù không thể nghe song các học sinh khiếm thính vẫn có thể cùng nhau trình diễn một tiết mục văn nghệ đúng theo điệu nhạc bằng những ngôn ngữ.

Đạo diễn Đoàn Lý chia sẻ: Đối với các diễn viên khác, múa được coi là một nghề, là phương tiện để truyền đạt tình cảm của người diễn viên tới khán giả. Còn với các diễn viên khiếm thính, họ coi việc biểu đạt bằng ngôn ngữ cử chỉ là nhu cầu của cuộc sống, giống như nhu cầu ăn, thở, của mọi người. Đây chính là điểm mạnh của họ. Còn để ăn khớp phần biên đạo và âm nhạc lại là thủ pháp nghệ thuật. Người đạo diễn sẽ dựa vào nhịp của cơ thể, của chuyển động để làm việc với các diễn viên khiếm thính. Nhịp của cơ thể tạo nên một sợi nối của cảm giác từ tâm hồn tới tâm hồn tạo nên những điệu múa đầy sức hút và cảm xúc. Với nhịp đó, đạo diễn, biên đạo múa và ban nhạc “khiếm thị” khớp hình ảnh với âm thanh hoàn hảo.

Thật cảm động khi nhìn các nghệ sĩ biểu diễn rất ăn ý với phần phần nhạc. Họ “nghe” tốt hơn tôi tưởng rất nhiều, bằng cách lắng nghe cơ thể và quan sát lẫn nhau. Các nghệ sĩ múa “nghe” các chấn rung về âm thanh, chuyển động, bằng nhịp thở và nhịp sinh học của cơ thể, là cách nói chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể trong không gian; họ phản ứng âm thanh, phỏng đoán âm thanh; khi múa, họ tập trung vào cảm giác của con tim và điệu múa.

Ban Tổ chức trao 9 giải khuyến khích, 7 giải bạc và 5 giải vàng cho các tiết mục; trao 4 giải tiết mục ấn tượng nhất; trao bằng khen cho 4 đoàn vì có nhiều đóng góp và tham gia tích cực cho hội thi; giải ba toàn đoàn thuộc về đoàn Sóc Trăng, giải nhì toàn đoàn thuộc về đoàn Bình Thuận, Đoàn TP. HCM đoạt giải nhất toàn đoàn, 2 huy chương vàng và 1 huy chương bạc cho các tiết mục.

Bảo Bình

comment Bình luận