Nhiều website đang quảng cáo sai sự thật về công dụng thực phẩm Satochi
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo:
Cẩn trọng với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Satochi trên website: satochichinhhang.vn, chuyensuckhoesacdep.com/satochi/
Trong thời gian vừa qua trong 2 website trên có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Satochi vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này do công ty CÔNG TY CỔ PHẦN BUTABA có địa chỉ trụ sở chính tại tầng 2 tòa nhà HH1, ngõ 102 Trường Chinh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội sở hữu Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Hiện nay, ông Hoàng Quang Thịnh đang là người đại diện pháp luật.
Đáng nói, đây là lần thứ 2 Cục An toàn thực phẩm lên tiếng cảnh báo người tiêu dùng về thực phẩm chức năng Satochi của công ty này liên tục được quảng cáo sai sự thật trên nhiều website. Theo đó, các website quảng cáo nội dung gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm.
Ngày 29/6, Cục ATTP làm việc với Công ty Cổ phần Butaba và cho biết công ty này không thừa nhận các website sai phạm trên đồng thời chối bỏ trách nhiệm.
Tuy nhiên, 2 tháng sau một lần nữa thực phẩm chức năng Satochi của Công ty Cổ phần Butaba lại được nêu tên với cùng một lý do: quảng cáo không đúng sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Cụ thể các website này đang quảng cáo Satochi với nội dung: "ЅАТОСHI là sản phẩm hỗ trợ giảm đường huyết, nɡăn nɡừа biến сһứnɡ tiểu đườnɡ đầu tiên tại nướс tа đượс bàо сһế ԁưới ԁạnɡ viên ѕủi. Đâу là tһànһ tựu сủа việс ứnɡ ԁụnɡ tһànһ сônɡ сônɡ nɡһệ ѕiêu vi Nаnо vàо сáс loại tһảо ԁượс tһiên nһiên, đặс biệt là САО LÁ BẰNG LĂNG đã đượс người Nhật ѕử ԁụnɡ сáсһ đâу һànɡ trăm năm để điều trị tiểu đườnɡ. ЅАТОСHI giúp nɡười bệnһ ăn nɡоn, nɡủ nɡоn, ԁа ԁẻ һồnɡ һàо và đặс biệt kһônɡ ɡâу rа bất kỳ táс ԁụnɡ рһụ nàо".
Website quảng cáo Satochi lồng ghép video của VTV1 để quảng cáo “thổi phồng” công dụng
Nói về việc thực phẩm chức năng đang làm loạn thị trường, phó Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế Trần Việt Nga cho biết, việc quảng cáo thực phẩm chức năng thường xảy ra các vi phạm: quảng cáo khi chưa có sự thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo không đúng với nội dung đã được thẩm định, quảng cáo “thổi phồng” công dụng của sản phẩm, sử dụng hình ảnh của bác sĩ, cơ sở, đơn vị y tế để quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng. Cục ATTP đã xử phạt nhiều trường hợp kinh doanh, quảng cáo vi phạm, trong đó có những trường hợp tư vấn viên chỉ là học sinh, sinh viên, không có chuyên môn gì nhưng mạo danh là bác sĩ, dược sĩ.
Hiện nay thủ tục lập các fanpage bán hàng trên mạng xã hội hay các trang web, sàn thương mại điện tử để quảng cáo khá dễ dàng. Vì vậy, nếu không kiểm soát được hoạt động của các trang bán hàng online này thì những quảng cáo sản phẩm sai sự thật vẫn ngang nhiên tồn tại, thu hút được rất nhiều người quan tâm.
Những thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng Satochi tại website có tên miền https://www.satochichinhhang.vn/ là “cái bẫy” nguy hiểm với người tiêu dùng. Nguy hiểm hơn, việc quảng cáo thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh có thể lấy đi cơ hội điều trị của nhiều người, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, phần lớn quảng cáo thực phẩm chức năng qua mạng xã hội đều không đúng sự thật, thường sử dụng chiêu thức lấy danh nghĩa cán bộ y tế, dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của người bệnh để quảng cáo hay lồng ghép video của VTV1, VTV2,.... Quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh. Các loại thực phẩm chức năng này lại chưa xác định được nguồn gốc sản xuất và không được kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sử dụng điện hiệu quả và an toàn trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng mạnh, đặc biệt là các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện và tủ lạnh phải hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng tăng cao không chỉ gây áp lực lên tài chính gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về điện nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.May 13 at 1:05 pm -
Đắk Lắk: Tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em trong dịp hè
Nhằm hạn chế những vụ đuối nước thương tâm trong dịp nghỉ hè, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai đa dạng các hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng phòng, chống đuối nước nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.May 13 at 11:30 am -
Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4533/UBND-KGVX, gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Công văn số 2484/BYT-KCB ngày 25/4/2025 của Bộ Y tế về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 11 at 9:45 am -
TP. HCM: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Văn phòng UBND TP. HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.May 11 at 9:45 am