Mách bạn 4 cách chữa thoát vị đĩa đệm từ đông y đạt hiệu quả cao

Thoát vị đĩa đệm là bệnh rất phổ biến, gây ra các triệu chứng đau cột sống cổ, đau lưng, tê bì chân tay,… Hiện nay, chữa thoát vị đĩa đệm bằng bảo tồn đĩa đệm là ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân chưa có biến chứng. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y là sự lựa chọn của rất nhiều người bởi đặc tính an toàn, hiệu quả và ít tác dụng phụ.
10:32 | 14/11/2022

Đông y có tác dụng gì trong chữa thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương đĩa đệm, nhân nhầy chệch ra khỏi vị trí bình thường làm tăng áp lực và gây chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh. Theo y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuốc chứng tý do can thận yếu, ngoại tà xâm phạm (phong, hàn, thấp) gây bế tắc kinh lạc, khí huyết lưu thông kém. Cùng với đó, tuổi tác và thói quen sinh hoạt, làm việc nặng làm tăng áp lực lên cột sống cũng gây cản trở lưu thông ở khu vực cột sống dẫn đến đau nhức, tê bì. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm có 3 nguyên tắc cơ bản là: Giảm triệu chứng đau và viêm, cải thiện chức năng đĩa đệm, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại thường chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng mà chưa thể can thiệp vào nguyên nhân gây bệnh. Dù điều trị bằng thuốc hay can thiệp ngoại khoa cũng mang nhiều tác dụng không mong muốn. Tỷ lệ người bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn sau một thời gian điều trị là không nhỏ.

Khắc phục được những đặc điểm còn tồn tại của Tây y, các bài thuốc đông y trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Các loại thảo dược vừa có tác dụng giảm đau, kháng viêm, lại đả thông kinh mạch, hoạt huyết giúp đĩa đệm khỏe mạnh hơn. Từ đó, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, hạn chế những biến chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y còn tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, hạn chế bệnh tái phát.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Ngải cứu không chỉ là loại rau ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc trong đông y. Ngải cứu có mùi thơm nồng đặc trưng, vị đắng, hơi cay, tính ấm quy vào kinh phế, can, tỳ, thận có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong trừ thấp, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, điều hoà khí huyết, có tác dụng giảm đau rất tốt ở những người bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp… Cành và lá ngải cứu là hai bộ phận thường dùng để chữa bệnh.

Ảnh minh họa

Chuẩn bị: Ngải cứu tươi: 1 bó; Rượu trắng: 100ml; Khăn mềm sạch

Thực hiện

Bước 1: Nhặt lá và ngọn ngải cứu rồi rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Giã nát ngải cứu.

Bước 3: Trộn ngải cứu (cả nước và bã) đã giã nát với rượu trắng.

Bước 4: Cho hỗn hợp ngải cứu trên vào chảo rồi xào nóng.

Bước 5: Dùng khăn mềm bọc hỗn hợp thuốc rồi chườm lên vị trí đau trong vòng 15-20 phút. Nếu nguội có thể xào nóng lại để chườm tiếp. Hơi nóng và dược chất trong lá ngải sẽ giúp cơn đau giảm bớt nhanh chóng.

Chú ý: Không dùng khăn quá mỏng để bọc, tránh gây bỏng da.

Chữa thoát vị đĩa đệm từ đu đủ

Đu đủ là một trong các vị thuốc được dân gian dùng chữa những bệnh xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… Đu đủ xanh và hạt đu đủ chín chứa enzym papain có tác dụng giảm đau, kháng viêm mạnh mẽ.

Chuẩn bị: Đu đủ xanh: 1 quả; Rượu trắng: 300ml; Gừng tươi: 100g; Khăn mềm sạch.

Thực hiện

Bước 1: Đu đủ xanh rửa sạch, cắt bỏ phần đầu cách cuống khoảng 4 – 5cm.

Bước 2: Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhuyễn.

Bước 3: Trộn gừng và rượu đã chuẩn bị rồi cho vào trong lòng quả đu đủ. Dùng phần đầu đã cắt ra làm nắp đậy.

Bước 4: Nướng đu đủ trên bếp than tới khi chín mềm.

Bước 5: Nghiền nát đu đủ rồi dùng khăn bọc lại.

Bước 6: Chườm đắp lên vùng bị đau khoảng 20 phút. Nếu bị nguội, có thể đun nóng lại để chườm tiếp.

Sử dụng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy kinh tỳ, phế, có tác dụng ôn trung tán hàn, trừ phong thấp, chỉ thống, kiện vị, cầm nôn. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, lá lốt có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, các flavonoid và alcaloid trong lá lốt có tác dụng chống viêm, chống oxy hoa mạnh mẽ.

Ảnh minh họa

Chuẩn bị: Lá lốt: 30g; Trinh nữ: 30g; Ngải cứu: 30g; Đinh lăng: 30g

Thực hiện

Bước 1: Rửa sạch các thảo dược, để ráo nước.

Bước 2: Cho hỗn hợp các thảo dược vào ấm sắc, đổ ngập nước.

Bước 3: Sắc trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì tắt bếp.

Bước 4: Lọc bã lấy nước.

Bước 5: Chia đều nước đã sắc thành 3 lần uống trong ngày.

Phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt là phương pháp điều trị rất phổ biến trong đông y. Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do sự lưu thông bất thường của kinh lạc, khí huyết dẫn đến đau, hạn chế vận động. Bấm huyệt sẽ làm tăng tuần hoàn tại chỗ và giãn các vùng cơ quanh cột sống. Từ đó giúp giảm đau, chống viêm, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép hiệu quả.

Để áp dụng phương pháp bấm huyệt, người bệnh không tự ý làm tại nhà mà cần được thực hiện bởi thầy thuốc/ kỹ thuật viên. Người bệnh ở tư thế nằm sấp, thầy thuốc đứng khi thực hiện bấm huyệt. Các huyệt thường bấm là huyệt thận du, đại trường du, cách du.

- Huyệt thận du nằm cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng L2 1,5 thốn.

- Huyệt đại trường du cách bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng L4 1,5 thốn.

- Huyệt cách du cách bờ dưới mỏm gai đốt sống ngực 6 khoảng 1,5 thốn.

Trước khi bấm huyệt, cần day, lăn, bóp để làm mềm giãn các cơ trước. Khi bấm huyệt cần thực hiện từ nông vào sâu, từ nhẹ đến nặng, từ nơi không đau đến nơi không đau. Dùng ngón cái bấm huyệt, khi bấm thì đốt 1 vuông góc với đốt 2, tăng lực dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức thì làm lại khoảng 1 phút. Tùy theo tình trạng người bệnh mà sử dụng lực cho phù hợp và thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y tương đối lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp để điều trị lâu dài. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và nâng cao hiệu quả điều trị, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

comment Bình luận