Vì sao trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là một trong những vấn đề khiến bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là gì? Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
15:12 | 21/09/2020

Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam về đêm?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ hay bị chảy máu cam về đêm là do thói quen ngoáy mũi của trẻ và do tình trạng khô hốc mũi.

Thói quen hay ngoáy mũi

Trong trường hợp có thói quen ngoáy mũi, trẻ sẽ thực hiện hành động này một cách vô thức vào ban đêm, đặc biệt là trong thời gian ngủ. Thói quen này khiến mao mạch mũi của trẻ bị tổn thương do bị tác động và phải chịu một lực mạnh. Nhất là khi trẻ có móng tay nhọn. Khi mao mạch mũi bị tổn thương, các mạch máu bắt đầu phình to, vỡ và gây ra tình trạng chảy máu cam. Ngoài tình trạng chảy máu cam, khi mao mạch mũi bị tổn thương còn khiến mũi của trẻ bị nhiễm trùng và gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như: Trẻ bị chảy máu cam khi sốt, viêm mũi xoang…

Khô hốc mũi

Khô hốc mũi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị chảy máu cam. Tình trạng khô hốc mũi xảy ra do không khí khô và do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng (đặc biệt là thiếu hụt vitamin C). Tương tự như tình trạng da bị khô dẫn đến nứt nẻ và chảy máu, việc hốc mũi bị khô sẽ khiến các mao mạch mũi trở nên vô cùng nhạy cảm. Khi đó vùng mũi sẽ dễ dàng bị tổn thương và gây nên tình trạng chảy máu cam.

Ngoài ra trẻ hay bị chảy máu cam về đêm còn do một số nguyên nhân khác. Đó là:

  • Thay đổi hormone của trẻ hoặc có sự biến đổi về yếu tố tâm lý
  • Chấn thương do bị va đập trực tiếp vào mũi: Ngã, bị đánh, bị tai nạn…
  • Nhiệt độ ẩm thấp khiến không khí quá khô
  • Viêm đường hô hấp trên: Viêm xoang, cảm cúm, hít hơi độc…
  • Lệch polyb mũi, lệch vách ngăn mũi hoặc xuất hiện những khối u trong mũi: Ung thư vòm mũi họng, u xơ vòm, bệnh phình mạch…
  • Có dị vật trong mũi khiến trẻ bị chảy máu một bên mũi
  • Trẻ đang mắc bệnh rối loạn quá trình đông máu hoặc bệnh cao huyết áp
  • Một số trường hợp khác, trẻ bị chảy máu mũi do nóng trong người hoặc không có nguyên nhân. Khi đó máu sẽ tự chảy và tự cầm.

Dấu hiệu cảnh báo

Trẻ hay bị chảy máu cam về đêm thường không quá nguy hiểm và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ bị chảy máu cam về đêm, ba mẹ cần chú ý quan sát và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nhất là khi trẻ thường xuyên bị chảy máu cam hoặc trẻ bị chảy máu cam kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng như: Cơ thể mệt mỏi, mặt và tay chân tái nhợt, chóng mặt, đau đầu…

 

 

 

comment Bình luận
  • Sản phẩm vì sức khỏe
  • Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng

    Nhiệt độ cao kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động làm việc ngoài trời. Tình trạng say nắng, say nóng, thậm chí đột quỵ có thể xảy ra nếu cơ thể phải tiếp xúc lâu với môi trường oi bức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc nhận biết sớm các nguy cơ và chủ động phòng tránh là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này.
    May 5 at 2:11 pm
    Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng
  • Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025

    Sáng 1/5, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025. Hoạt động thu hút hơn 650 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến từ các sở, ban, ngành trong tỉnh tham gia.
    May 2 at 10:35 am
    Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025
  • Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh

    Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.
    March 27 at 7:30 pm
    Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
  • Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ

    Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.
    March 27 at 12:30 pm
    Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ