TP. HCM: Thực hiện các giải pháp để hạn chế ùn ứ giao thông qua các điểm giao cắt đường sắt với đường bộ
Theo Sở Giao thông vận tảo TP. HCM, đường sắt Hà Nội – TP. HCM từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn (Hòa Hưng), đoạn tuyến đi qua địa bàn TP. HCM có chiều dài khoảng 14 km, đi qua địa bàn TP. Thủ Đức và các quận: 3, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận; có 24 vị trí đường bộ giao cắt đồng mức với đường sắt (trong đó: 21 đường ngang có người gác do Tổng Công ty đường sắt Việt Nam bố trí nhân viên, 3 đường ngang không có người gác, hiện được tổ chức phòng vệ theo hình thức cần chắn tự động); không có đường ngang dân sinh giao cắt trực tiếp với đường sắt.
Tất cả các đường ngang đều có hệ thống biển báo hiệu đầy đủ, thường xuyên được đơn vị quản lý kiểm tra và bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn; các đường ngang không có người gác - đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang có cần chắn tự động đều được bố trí lực lượng thanh niên xung phong trực gác cảnh báo từ 6 giờ đến 22 giờ. Ngoài ra các địa phương và cơ quan chức năng còn bố trí các lực lượng khác (như UBND phường, Công an phường,...) tăng cường trong các giờ cao điểm.
Trong thời gian vừa qua, Sở Giao thông vận tải cũng đã phối hợp với ngành đường sắt và các đơn vị liên quan để thực hiện các giải pháp để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến tình hình giao thông khu vực như:
Vào các dịp Lễ, Tết, ngành đường sắt sẽ cung cấp kế hoạch chạy tàu để các địa phương có tuyến đường sắt đi qua và lực lượng cảnh sát giao thông để tăng cường phối hợp bố trí người điều tiết giao thông.
Lập các nhóm phản ứng nhanh bằng Viber, Zalo để thông tin và xử lý kịp thời khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Kiểm tra và rà soát thời gian đóng mở gác chắn cho phù hợp để tránh tình trạng đóng gác chắn quá sớm.
Đã thực hiện xong việc kết nối đèn tín hiệu giao thông đồng bộ giữa đường bộ với đường sắt tại các vị trí cần kết nối (đường ngang Tô Ngọc Vân - Km 1713+273, đường ngang Hiệp Bình - Km 1716+140, đường ngang Trại cá sấu Hoa Cà - Km 1716+936, đường ngang Chùa Ưu Đàm - Km 1717+600).
Tuy nhiên, do số lượng phương tiện giao thông cá nhân tiếp tục tăng, tính đến tháng 9 năm 2024, Thành phố đang quản lý 9.425.596 phương tiện (trong đó, có 989.505 xe ô tô và 8.436.091 xe mô tô). So với cùng kỳ năm 2023, tổng số phương tiện đang quản lý tăng 4,77% (ô tô tăng 7%, mô tô tăng 4,51%), trong khi hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng; chưa có loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn như metro và chưa triển khai giải pháp kiểm soát phương tiện giao thông cá nhân là một phần nguyên nhân làm gia tăng áp lực cho hệ thống hạ tầng giao thông thành phố. Do đó, khi đoàn tàu đi qua các điểm giao cắt với đường bộ sẽ dễ dẫn đến tình trạng ùn ứ giao thông.
Các giải pháp trong thời gian tới:
Người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đặc biệt là không lấn trái đường khi dừng chờ đoàn tàu.
Tiếp tục phối hợp ngành đường sắt để kiểm tra, rà soát thời gian đóng tàu cho phù hợp với quy định, đồng thời tiếp tục bố trí lực lượng điều tiết giao thông trong giờ cao điểm và các dịp Lễ, Tết.
Trước khi triển khai thi công sửa chữa, duy tu đường sắt tại các vị trí giao nhau với đường bộ trên địa bàn Thành phố, ngành đường sắt phải gửi Thông báo cho Sở Giao thông vận tải TP. HCM, Công an TP. HCM, UBND TP. Thủ Đức và các quận/huyện có liên quan về kế hoạch tổ chức thi công, để các đơn vị chức năng của Thành phố tổ chức lực lượng phối hợp, điều tiết giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong suốt quá trình thi công đường sắt. Thời gian thông báo cần trước thời điểm thi công ít nhất 10 ngày để các đơn vị có kế hoạch chuẩn bị lực lượng; đồng thời nếu có làm thay đổi cao độ so với cao độ đường bộ hiện hữu, ngành đường sắt cần phối hợp với Sở Giao thông vận tải TP. HCM để thỏa thuận trước nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi triển khai thực hiện.
Ngọc Nguyễn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am