TP. HCM: Cập nhật tình hình sức khoẻ của người cao tuổi trên địa bàn Thành phố
Tính đến ngày 31/8/2024, Ngành y tế TP. HCM đã khám sức khoẻ và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn Thành phố, chiếm tỷ lệ 19,5%. Đáng ghi nhận là trong tháng 8 đã có 50.604 người cao tuổi dược khám sức khoẻ, đây là con số cao nhất tính từ đầu năm đến nay.
Nếu như tại thời điểm tháng 9/2023, với 13.773 người được khám sức khỏe, tình hình sức khoẻ của người cao tuổi phân bố như sau: Cao huyết áp: 7.199 người, chiếm tỷ lệ 52,27%, trong đó, số người mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 1.025 người (7,44%); Đái tháo đường: 2.070 người, chiếm tỷ lệ 15,03%, số người có chỉ số đường huyết cao mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 2.060 người (14,96%), những người này sẽ tiếp tục được xét nghiệm máu lần 2 lúc đói để chẩn đoán xác định đái tháo đường; Hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính: 367 người có tiền sử hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính, chiếm tỷ lệ 2,66%, qua khám sức khỏe phát hiện mới 168 trường hợp nghi HPQ và COPD (1,22%); Ung thư 170 người có tiền sử ghi nhận mắc bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 1,23%, qua khám sàng lọc phát hiện 360 người (2,61%) có dấu hiệu nghi ngờ ung thư và được giới thiệu bệnh viện tuyến trên để chẩn đoán xác định.
Cập nhật tại thời điểm tháng 9/2024 với 233.051 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tình hình sức khoẻ của người cao tuổi phân bố như sau: Cao huyết áp: 134.288 người, chiếm tỷ lệ 57,6%, trong đó, số người mới được phát hiện qua quá trình khám sức khỏe là 32.847 người (14,1%); Đái tháo đường: 54.217 người, chiếm tỷ lệ 23,3%; Hen phế quản và bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính: ghi nhận có 1,9% người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh Hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 0,9% người cao tuổi có dấu hiệu nghi ngờ hen phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Ung thư: tiền sử ung thư mắc ung thư chiếm 1% và có dấu hiệu nghi ngờ ung thư 1,9%.
Bệnh cạnh đó, trong đợt khám sức khỏe, thành phố triển khai khảo sát đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu và đánh giá chất lượng cuộc sống. Cụ thể là: có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng; 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu; 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã; 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày cần người khác hỗ trợ (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) và 7,9% người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cần người khác hỗ trợ (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ.....).
Để đạt được chỉ tiêu 80% người cao tuổi được khám sức khỏe và sàng lọc bệnh không lây theo chỉ đạo của UBND TP. HCM, trong 3 tháng cuối năm 2024, các địa phương cần phải đẩy nhanh tiến độ khám sức khỏe người cao tuổi. Qua báo cáo của các quận, huyện, tính đến ngày 31/8/2024: 05 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe cao nhất là: Bình Chánh (47,8%); Cần Giờ (45,8%); Quận 11 (30,8%); Phú Nhuận (28,7%); Quận 4 (26,9%). Bên cạnh đó, 5 quận, huyện có tỷ lệ khám sức khỏe còn rất thấp là: Bình Tân (10,4%); Tân Phú (10,9%); Tân Bình (11,0%); Quận 1 (11,0%); Quận 12 (11,5%).
Sở Y tế đề nghị UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn về khám sức khỏe người cao tuổi đang sinh sống trên địa bàn đảm bảo đầy đủ và đúng tiến độ theo kế hoạch của UBND Thành phố đề ra; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám sức khỏe thực hiện đầy đủ các nội dung khám sức khỏe theo hướng dẫn của Sở Y tế nhằm đảm bảo chất lượng và quyền lợi của người cao tuổi.
Sở Y tế TP. HCM
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Quả việt quất giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường chính là quả việt quất. Quả việt quất có hàm lượng anthocyanin cao, tạo nên màu xanh đặc trưng của quả và đã được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.November 24 at 3:25 pm -
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Đắk Lắk
Vừa qua, đoàn công tác của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk về giám sát hỗ trợ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các khoa, phòng liên quan.November 24 at 3:25 pm -
Bài tập giúp giảm chứng đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Statpearls, chứng đau nửa đầu gây ra cơn đau dữ dội, nhói ở một bên đầu và có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rối loạn thị giác. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.November 23 at 5:29 pm -
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm