Tiến độ triển khai phân loại rác tại nguồn tại TP. HCM
Theo đó, chất thải rắn sinh hoạt được phân làm 2 loại: Nhóm chất thải có thể tái chế và nhóm chất thải còn lại. Đối với nhóm chất thải có khả năng tái chế tái sử dụng hộ gia đình thực hiện phân loại riêng, bán phế liệu hoặc cho lực lượng thu gom rác, theo Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, trong đó quy định cụ thể việc phân loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại thành 33 nhóm, cụ thể theo nguyên tắc như sau: CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải thực phẩm và CTRSH khác (khoản 1, Điều 75), và quy định thời hạn chậm nhất các tỉnh, thành phố phải chuyển đổi từ các mô hình phân loại, thu gom hiện tại để thực hiện quy định trên là ngày 31 tháng 12 năm 2024 (khoản7, Điều 79). Đối với nội dung việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện được hướng dẫn trong công văn số 9368/BTNMT-KSONMT của Bộ TNMT.
Do đó, để thực hiện quy định trên, TP. HCM đang triển khai thực hiện phân loại thành 3 nhóm theo Điều 75 Luật BVMT 2020 (thời hạn chậm nhất ngày 31/12/2024), cụ thể:
Để triển khai đồng bộ công tác phân loại CTRSH và thuận lợi công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn TP. HCM, đảm bảo phân loại thành 3 nhóm theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 từ ngày 31/12/2024. Trong năm 2022 - 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện để rà soát lại tình hình tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; cơ sở vật chất phục vụ hoạt động lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại. Trên cơ sở đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 2260/TTr-STNMT-CTR ngày 24/03/2023 trình UBND Thành phố về ban hành kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2023 - 2025.
Ngày 23/1/2024, Thường trực Thành Ủy đã tổ chức họp và có Thông báo số 996-TB-VPTU ngày 1/2/2024 cơ bản thống nhất với nội dung báo cáo, giao Ban cán sự Đảng UBND Thành phố lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường nghiên cứu xây dựng đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn để xem xét điều chỉnh phương thức phân loại.
Thực hiện kết luận của Thường trực Thành Ủy, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đề án và tổ chức họp lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan, trình UBND Thành phố đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại công văn số 2838/STNMT-CTR ngày 29/3/2024.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 2/7/2024 để kiện toàn và đổi tên “Ban chỉ đạo Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn Thành phố” thành “Ban chỉ đạo triển khai phân loại và quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP. HCM”, trong đó bao gồm thành viên UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở ban ngành khác, UBND cấp huyện và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội để phối hợp triển khai công tác này trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở thành lập Ban Chỉ đạo triển khai phân loại và quản lý chất thải rắn trên địa bàn TP. HCM), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường - Trưởng Ban chỉ đạo đã tổ chức 2 cuộc họp vào các ngày 11/7/2024 và ngày 25/7/2024 để triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo và các nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Bùi Xuân Cường, ý kiến góp ý của các thành viên tại 2 cuộc họp Ban chỉ đạo và các ý kiến góp ý bằng văn bản của các đơn vị, ngày 22/8/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thiện dự thảo đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trình UBND Thành phố.
Trong đó, nội dung đề án có hướng dẫn cụ thể cách thức phân loại tại nguồn, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong công tác thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại về các nhà máy xử lý chất thải của Thành phố. Đề án cũng đã đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ để đảm bảo tổ chức thu gom, vận chuyển riêng biệt các loại chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại từ người dân như:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, củng cố lượng tuyên truyền viên nồng cốt địa phương, cung cấp nhãn dán trên túi chứa chất thải thực phẩm; tăng cường đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác phân loại.
Đơn vị thu gom tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý gắn kết với chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường (Quỹ Bảo vệ môi trường) có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đang hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có nhu cầu vay vốn chuyển đổi phương tiện với chính sách hỗ trợ cho vay với hạn mức không quá 70% tổng mức đầu tư với mỗi dự án, lãi suất cho vay 3,86%/năm trong thời gian vay không quá 7 năm (tùy theo từng trường hợp cụ thể).
Các địa phương tiếp tục rà soát, đầu tư bổ sung cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường tại địa phương: Tùy theo đặc thù của địa phương để có giải pháp tuyên truyền, vận động, sắp xếp và tổ chức lại công tác thu gom, vận chuyển phù hợp địa phương (phương án thu gom, thời gian và tuần suất thu gom,…).
Đối với công tác xử lý: Thành phố cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các đơn vị xử lý hiện hữu thực hiện các thủ tục pháp lý để đầu tư xây dựng nhà máy chuyển đổi công nghệ sang đốt phát điện, như: bổ sung dự án vào danh mục các dự án nguồn điện sản xuất từ rác trong Kế hoạch Quy hoạch Điện VIII (Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 3015/TTr-BCT ngày 7/5/2024 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, bổ sung). Đối với dự án xử lý rác mới, Thành phố đang kêu gọi đầu tư dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và thu hồi năng lượng với công suất xử lý 2.000 tấn rác/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi theo phương thức đối tác công tư.
Ngọc Nguyễn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Quả việt quất giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường chính là quả việt quất. Quả việt quất có hàm lượng anthocyanin cao, tạo nên màu xanh đặc trưng của quả và đã được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.November 24 at 3:25 pm -
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Đắk Lắk
Vừa qua, đoàn công tác của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk về giám sát hỗ trợ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các khoa, phòng liên quan.November 24 at 3:25 pm -
Bài tập giúp giảm chứng đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Statpearls, chứng đau nửa đầu gây ra cơn đau dữ dội, nhói ở một bên đầu và có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rối loạn thị giác. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.November 23 at 5:29 pm -
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm