Sức sống của phim tài liệu
Nhân dịp này, phóng viên đã có buổi trò chuyện với biên kịch Trần Quốc Sơn.
Phóng viên (PV): Theo anh, lý do nào mà nhóm làm phim HTV lại chọn đề tài cho 2 tác phẩm điện ảnh này?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Họa sĩ Diệp Minh Châu từng nổi tiếng với các tác phẩm như: tranh “Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung - Nam - Bắc”, tượng đồng “Bác Hồ với thiếu nhi”... Với ông, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và sáng tác thấm đẫm tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn phim Suối nhạc giữa đại ngàn Tây Nguyên (SNGĐNTN) hướng tới giữ gìn và phát huy bản sắc âm nhạc các dân tộc Tây Nguyên trong quá trình hội nhập là nhiệm vụ trực tiếp của các biên kịch, nhạc sĩ Việt Nam.
PV: Cây cọ Diệp Minh Châu là một họa sĩ lớn trong 2 cuộc kháng chiến với những câu chuyện đẹp về tinh thần cách mạng và cống hiến. Bằng cách nào để bộ phim chuyển tải hết giá trị này?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Phim kể về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Diệp Minh Châu, người từng cắt tay lấy máu để vẽ bức họa Bác Hồ và 3 em thiếu nhi Trung - Nam - Bắc. Rất nhiều tư liệu quý về ông mà tôi phải chắt lọc để đưa vào kịch bản. Sức ép cũng đặt nặng lên vai biên kịch khi thể loại này thoạt nhìn dễ làm nhưng để hay, hấp dẫn thì khó. Trong quá trình viết kịch bản, tôi đã đối diện nhiều câu hỏi: Làm cách nào để không sa đà, không bị ngợi ca? Làm thế nào phải chân thật, để người ta muốn xem bộ phim này? Có gì trong bộ phim này ngoài một nhân vật đã quá nổi tiếng?
PV: Suối nhạc giữa Tây Nguyên không phải là đề tài mới. Các tác giả đã làm mới như thế nào trong bộ phim này?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Kịch bản bộ phim này mang đến nhiều cung bậc cảm xúc của nhân vật, vì thế khi viết kịch bản cũng chính là mình được tiếp nhận đa cảm xúc, thế nên mỗi hình tượng nhân vật đều phải có tuyến âm nhạc mang cá tính riêng, đặc biệt là âm nhạc Tây Nguyên. Đó là công việc kỳ công, tỉ mỉ với nhiều phần việc, đòi hỏi người làm nghề phải có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm cùng cái nhìn bao quát, tổng thể. Đặc biệt, không chỉ tích lũy thêm kiến thức âm nhạc mà còn tích lũy những kiến thức về văn học, lịch sử, địa lý để khai thác các chất liệu vùng miền. Nhưng điều quan trọng nhất là bản thân làm việc phải với sự nhiệt huyết và trách nhiệm với công sức mà mình đã xác định bỏ chất xám đầu tư vào kịch bản. Cảm hứng âm nhạc dân gian Tây Nguyên vẫn còn cháy bỏng trong những kịch bản sáng tác của tôi trong thời gian tới
PV: Theo anh 1 bộ phim tài liệu đoạt giải cần có những yếu tố nào về cả nội dung và nghệ thuật nhất là trong thời đại thông tin bùng nổ và hội nhập?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Phim tài liệu là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn, cung cấp góc nhìn chân thực vào nhiều khía cạnh của thế giới. Mặc dù đề cập đến nội dung có thật, phim tài liệu vẫn sử dụng các kỹ thuật kể chuyện nghệ thuật. Việc sử dụng kỹ thuật quay phim trong phim tài liệu là một hình thức nghệ thuật thị giác. Thiết kế âm thanh trong phim, bao gồm âm thanh xung quanh, nhạc và giọng lồng tiếng, giúp nâng cao đáng kể trải nghiệm của khán giả và gợi lên những cảm xúc cụ thể, khiến nó trở thành một yếu tố nghệ thuật thiết yếu. Cách biên tập cảnh quay, quyết định nội dung nào cần đưa vào và nội dung nào cần loại bỏ, sắp xếp các cảnh quay và lồng ghép âm thanh và hình ảnh đều là những khía cạnh nghệ thuật liên quan đến làm phim tài liệu. Phim tài liệu có sức mạnh thu hút khán giả ở cấp độ cảm xúc, khơi gợi suy nghĩ và thậm chí thúc đẩy sự thay đổi. Sức mạnh tác động đến người xem này là minh chứng cho nghệ thuật làm phim tài liệu.
PV: Thể loại phim tài liệu Việt Nam còn gặp những khó khăn gì, làm thế nào để có được những tác phẩm có giá trị, có sức sống lâu bền như 1 số tác phẩm nổi tiếng của đạo diễn đi trước như Lê Mạnh Thích, Nguyễn Thước, Trần Văn Thủy, Đào Trọng Khánh… và gần đây là Hà Lệ Diễm?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Sức sống của phim tài liệu truyền hình rất mãnh liệt. Nhưng nếu như việc làm phim được đầu tư lớn, hiệu quả còn cao hơn nhiều. Đó không hẳn chỉ là thiếu kinh phí, thời gian, thiết bị mà còn cả quy trình và ý thức của người làm phim. Khâu kịch bản phim tài liệu truyền hình thường chỉ ở dạng đề cương - chủ yếu là ý đồ, là một cấu tứ. Lời bình nhiều phim vẫn thiếu chất văn học, nặng về minh hoạ theo hình ảnh, diễn giải sự việc, thiếu sức khái quát, gợi mở cho người xem. Việc dựng phim vẫn còn vội vã, thậm chí có những chi tiết thiếu hình, không quay bổ sung được, thiếu những khoảng lặng cần thiết để người xem cùng suy ngẫm, cùng tư duy... Phim tài liệu được xem là mảng đề tài khó hút khách nên bị các ông chủ rạp ngó lơ, và để phim tiếp cận với khán giả là điều hết sức khó khăn. Phim tài liệu, khi chạm đúng vào vấn đề cuộc sống đang được quan tâm, những vấn đề đang nóng của xã hội, mọi người xem và thấy mình trong đó thì sẽ luôn luôn có khán giả. Nhưng không thể làm phim tài liệu nếu không có kinh phí, nhà nước nên có sự hỗ trợ kịp thời từ kinh phí, xuất chiếu, nơi chiếu cho các nhà làm phim tài liệu độc lập để những thước phim này đến được với khán giả. Cũng cần mở rộng việc "đặt hàng" các nhà văn, các nhà biên kịch nổi tiếng viết kịch bản, viết lời bình cho phim tài liệu truyền hình.
PV: Đoạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP. HCM 5 năm tổ chức 1 lần là giải thưởng lớn mà nhóm tác giả của anh lại có tới 2 tác phẩm. Cảm xúc của anh như thế nào?
Biên kịch Trần Quốc Sơn: Giải thưởng là một nguồn động lực lớn với cá nhân nhà biên kịch như tôi và cũng đã truyền cảm hứng rất lớn tới các anh chị đồng nghiệp khác. Vui vì công sức của mình trong những năm qua đã được công chúng tưởng thưởng xứng đáng. Tôi quý trọng tất cả giải thưởng mình được vinh danh và là nguồn động viên, hành trang quan trọng trong sự nghiệp làm nghề của tôi. Cảm ơn tất cả anh em trong đoàn phim đã cùng nhau làm nên những tác phẩm điện ảnh có giá trị.
PV: Xin cảm ơn biên kịch Trần Quốc Sơn.
Phan Ngọc Quang – Bảo Bình
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am