Quảng Trị: Đẩy mạnh hoạt động chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại huyện Cam Lộ
Để thực hiện chương trình “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” có hiệu quả, huyện Cam Lộ xây dựng kế hoạch mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp kiến thức cho người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về các nội dung của sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về sàng lọc thông qua hội nghị nói chuyện chuyên đề, tư vấn nhóm, lồng ghép trong sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc họp thôn, khu phố. Đặc biệt, trong chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình, huyện triển khai gói dịch vụ tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn và gói dịch vụ tư vấn, sàng lọc phát hiện các khiếm khuyết thai nhi cho các bà mẹ mang thai. Thường xuyên cập nhật và đưa các thông tin hoạt động trên trang thông tin điện tử, trên hệ thống loa truyền thanh tuyến huyện, xã, khu dân cư và trên các trang mạng xã hội của trạm y tế và viên chức dân số xã, thị trấn.
Chị Nguyễn Thị Kim Chi, viên chức dân số xã Cam Chính, huyện Cam Lộ chia sẻ “Để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, những người làm công tác dân số cơ sở tích cực tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề về sàng lọc để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Đồng thời, đội ngũ cộng tác viên dân số thường xuyên trực tiếp đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, tư vấn về lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, thời điểm đi sàng lọc, những nguy cơ do dị tật bẩm sinh để lại. Từ đó, giúp người dân hiểu, tự nguyện và chủ động tham gia sàng lọc”.
Huyện còn rất chú trọng việc nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp tham gia quá trình sàng lọc. Đội ngũ bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, y sĩ sản nhi của trung tâm y tế huyện, trạm y tế các xã, thị trấn được tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu sàng lọc; cán bộ, viên chức dân số xã và cộng tác viên dân số được tập huấn kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động người dân tham gia chương trình.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Hà, nữ hộ sinh, khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản, trung tâm y tế huyện Cam Lộ cho biết: “Sau khi được tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu khô sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chúng tôi đã thực hiện tốt việc lấy mẫu máu, không để xảy ra tình trạng hỏng mẫu giấy thấm. Chúng tôi luôn nhiệt tình tư vấn để người dân thực hiện sàng lọc, bởi đây là phương pháp đơn giản, đem lại hiệu quả rất lớn. Khi phát hiện những trường hợp có nguy cơ cao, chúng tôi cùng với trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - bệnh viện Đại học Y dược Huế tư vấn, hướng dẫn họ làm các xét nghiệm để chẩn đoán xác định và điều trị sớm bệnh của trẻ từ giai đoạn thai còn nằm trong bụng mẹ và ngay sau khi trẻ ra đời. Bởi nếu bệnh được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ sẽ tránh những biến chứng nguy hiểm như khuyết tật hoặc tử vong. Điều này hạn chế hậu quả do dị tật bẩm sinh gây ra cho trẻ, giảm gánh nặng cho xã hội”.
Hiện nay, ngoài việc tham gia thực hiện sàng lọc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thì người dân còn có thể lựa chọn các dịch vụ sàng lọc tại các cơ sở y tế tư nhân. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh có chất lượng. Nhờ đẩy mạnh chương trình sàng lọc mà nhận thức của người dân về việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh có những chuyển biến rõ rệt.
Trong 10 tháng đầu năm 2023, toàn huyện có 291 bà mẹ mang thai được sàng lọc, chiếm 44,1% tổng số bà mẹ mang thai, phát hiện 4 trường hợp tăng nguy cơ mắc hội chứng down, thể ba nhiễm 18 và 13. Đã có 346 trẻ sơ sinh được sàng lọc, chiếm 61,3% tổng trẻ sinh ra sống (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra), phát hiện 4 trường hợp có nguy cơ cao thiếu men G6PD.
Để chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai hiệu quả hơn, thời gian tới, ngành y tế - dân số huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, gia đình, cộng đồng về tư vấn, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh, đặc biệt tập trung truyền thông ở các vùng nông thôn, vùng xa trung tâm.
Bên cạnh đó, rất cần sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của các cấp, các ngành, nhất là người dân cần nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Đồng thời, mở rộng xã hội hóa dịch vụ này để nhiều đối tượng được tham gia sàng lọc hơn, giúp phát hiện sớm bệnh tật và hạn chế tối đa việc để lại di chứng ở trẻ, góp phần tập trung thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.
Lệ Hà – Ngọc Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm