Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần II tại Bình Dương
Tham dự diễn đàn còn có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương - Thái Thanh Quý, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Nguyễn Mạnh Hùng, cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương, tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Diễn đàn tập trung thảo luận, đẩy mạnh sáng tạo các ứng dụng số Việt Nam, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu số nhằm nâng cao năng suất lao động và phát triển kinh tế số bền vững.
Phát biểu tại phiên họp toàn thể, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình đã ghi nhận và biểu dương những thành tựu tích cực trong chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, góp phần vào sự chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đất nước. Ông nhấn mạnh rằng, bên cạnh những thành quả đạt được, vẫn còn nhiều thách thức cần tiếp tục tháo gỡ. Cụ thể, nhiều lãnh đạo bộ, ngành, địa phương chưa xem chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm; hạ tầng số chưa phát triển tương xứng; công tác an ninh mạng và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế; nhân lực chuyển đổi số chưa đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng.
Thành tựu của Việt Nam trong chuyển đổi số
Trong thời gian qua, quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Từ tháng 10/2024, Việt Nam đã chính thức thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G, mở ra cơ hội lớn để ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật vào phát triển kinh tế số. Theo xếp hạng quốc tế, Việt Nam đã tiến bộ đáng kể với Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc (xếp hạng 71/193), Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 2 bậc (xếp hạng 44/133), và Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu tăng 8 bậc (xếp hạng 17/194).
Trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, hơn 51.000 doanh nghiệp công nghệ số tạo ra khoảng 1,5 triệu việc làm với doanh thu trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%. Doanh thu từ phần mềm và dịch vụ số đạt 6,64 tỷ USD, xuất khẩu các sản phẩm công nghệ số đạt 100,8 tỷ USD. Thương mại điện tử cũng phát triển mạnh mẽ, thuộc nhóm 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, với doanh thu năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, dự kiến năm 2024 đạt khoảng 28 tỷ USD.
Để phát triển bền vững và đẩy mạnh chuyển đổi số, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh rằng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số là xu thế tất yếu, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực để tận dụng thời cơ và hóa giải khó khăn. Chính phủ cam kết xây dựng một chiến lược bài bản, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, để công cuộc chuyển đổi số thực sự hiệu quả, Phó Thủ tướng đề xuất tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên chính: phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số và phát triển dữ liệu số. Ông cũng nhấn mạnh cần tăng cường văn hóa số, tạo ra môi trường số an toàn, văn minh và hiện đại, đặc biệt dành cho thế hệ trẻ - lực lượng tiên phong trong chuyển đổi số.
Bình Dương đi đầu trong chuyển đổi số
Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chia sẻ về quá trình phát triển mạnh mẽ của tỉnh, từ một vùng thuần nông trở thành khu vực công nghiệp hóa, với kinh tế đạt hơn 518 nghìn tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người hơn 7.100 USD. Bình Dương hiện có hơn 4.300 dự án đầu tư nước ngoài, 72.400 doanh nghiệp trong nước và được vinh danh là TOP 1 ICF "Cộng đồng thông minh của năm 2023".
Bình Dương tiên phong trong chuyển đổi số với các khu công nghiệp thông minh, công nghệ AI, IoT và mạng 5G. Tuy nhiên, tỉnh cũng đối mặt với nhiều thách thức về chất lượng tăng trưởng, thiếu nhân lực chất lượng cao và cần sự hỗ trợ trong chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ. Bình Dương đặt mục tiêu trở thành đô thị thông minh và hướng đến nền kinh tế số vào năm 2030, với tầm nhìn 2045.
Diễn đàn sẽ kéo dài đến hết buổi chiều với ba phiên thảo luận chuyên đề. Cụ thể: Phiên chuyên đề 1 thảo luận về "Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp"; phiên chuyên đề 2 tập trung vào "Ứng dụng công nghệ số trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo" và phiên chuyên đề 3 đề cập đến "Sáng tạo số, trí tuệ nhân tạo và dịch vụ".
Đức Tường
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cần Thơ: Tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ đã tổ chức tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường cho giáo viên, cán bộ y tế trường học thuộc các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.November 14 at 2:16 pm -
Long An: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 12/11/2024, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.November 12 at 4:37 pm -
Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Bình Phước
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có dân số đông và kinh tế phát triển mạnh. Tỉnh Bình Phước là một ví dụ điển hình, khi số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.November 12 at 12:02 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, từ ngày 10/11 - 10/12/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.November 10 at 4:35 pm