Những điều cần biết về nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em
UTI là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nguyên nhân là do sự phát triển của vi trùng trong bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và thỉnh thoảng là ở thận (nơi lọc và tạo thành nước tiểu). UTI có thể xảy ra bất kỳ phần nào của đường tiết niệu từ thận, niệu quản, bàng quang đến niệu đạo, nơi cuối cùng của đường tiết niệu bài tiết nước tiểu ra ngoài.
Với trẻ em, bệnh hay gặp ở bé gái do niệu đạo ngắn; còn với bé trai thường gặp ở bé có da qui đầu dài, hoặc bị dính. Trẻ bị nhiễm trùng tiểu có thể không có triệu chứng rõ ràng.

UTI là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em (ảnh minh họa)
Các dấu hiệu UTI trẻ em
Cảm giác đau đớn, bỏng rát, luôn muốn đi tiểu đó có thể là dấu hiệu của bệnh UTI.
Dấu hiệu thường gặp là trẻ đi tiểu không tự chủ, đi tiểu thường xuyên; đau khi đi tiểu, tiểu rát, nhiều khi sợ không dám đi tiểu. Đau phía trên xương mu.
Máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu đục, có mùi hôi.
Trẻ có thể buồn nôn và nôn; mệt mỏi, ăn kém; sốt, ớn lạnh.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn tiết niệu thường sốt, nước tiểu có mùi hôi, quấy khóc, nôn mửa, bú kém, tiêu chảy.
Nguy cơ từ UTI trẻ em
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây suy thận, áp – xe thận; thận bị ứ nước, ứ mủ,… Đôi khi phải cắt bỏ thận do thận hỏng, mất chức năng. Vì thế, bệnh cần được nhận biết sớm để điều trị kịp thời.
Chẩn đoán UTI trẻ em
Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ em, có nhiều cách từ lấy nước tiểu xét nghiệm, siêu âm thận, chụp X-quang bàng quang, niệu đạo khi đi tiểu. Tuy nhiên, lấy nước tiểu để phân tích thành phần, tìm vi khuẩn là biện pháp thường được sử dụng.
Lưu ý khi lấy nước tiểu, cần lấy ngay lúc bé đang đi tiểu. Để đảm bảo mẫu nước tiểu không bị lây nhiễm vi trùng bên ngoài, phải lấy nước tiểu giữa dòng, nghĩa là không lấy phần nước tiểu đầu dòng mà chỉ hứng phần nước tiểu sau đó và phải ngưng lại trước khi bé đi tiểu xong (cuối dòng).
Nếu bé không thể lấy nước tiểu giữa dòng, bác sĩ có thể phải lấy mẫu nước tiểu bằng cách đưa một ống nhỏ vào bàng quang thông qua niệu đạo (đặt xông tiểu) hay chọc một kim nhỏ vào bàng quang thông qua thành bụng.
Điều trị UTI trẻ em
Nếu trẻ bị UTI, cần điều trị sớm bằng kháng sinh, giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước. Cần theo dõi thường xuyên tiến triển bệnh để bác sĩ điều chỉnh thuốc và chế độ điều trị phù hợp.
Nếu trẻ đã bị nhiễm trùng tiểu một lần sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tiểu tái phát sau đó, đặc biệt là bé gái.
Phòng ngừa UTI cho trẻ
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ: Quần áo, tã lót, khăn tắm phải được giặt sạch thường xuyên.
Khuyến khích trẻ uống đủ nước: Trẻ cần uống đủ nước để giữ cho niệu quản và bàng quang luôn được rửa sạch. Cần tập thói quen cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đa dạng các loại nước canh, nước súp, nước hoa quả bên cạnh nước lọc, giúp tăng lượng nước làm cho hệ bài tiết nước tiểu của trẻ được tốt hơn.
Không được nhịn tiểu: Trẻ cần đi tiểu đầy đủ và không nên nhịn tiểu, giữ nước tiểu quá lâu trong cơ thể. Đi tiểu đầy đủ giúp loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu.
Lưu ý với trẻ nhỏ: cần thay bỉm, tã lót thường xuyên và quan sát kỹ màu sắc bỉm có bất thường không, có đọng cặn trắng hay dịch nhiễm khuẩn không. Nên sử dụng đồ thoáng mát, màu sáng để dễ quan sát.
Hải Yến

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm