Ngành y tế Bình Dương chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh sởi
Sở Y tế Bình Dương đã yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn tăng cường giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh sởi, tổ chức điều tra và xử lý ổ dịch kịp thời theo quy định ngay khi ghi nhận ca bệnh. Các trung tâm y tế dự phòng được giao nhiệm vụ phân tích dịch tễ học, nhận định diễn biến của dịch bệnh, xác định nhóm đối tượng có nguy cơ cao để áp dụng các biện pháp khống chế phù hợp.
Ngoài ra, ngành y tế Bình Dương đã bố trí đầy đủ vắc xin sởi cho các đối tượng theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Các cơ sở y tế được yêu cầu bảo đảm đủ cơ số thuốc, vắc xin sởi và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.
Tăng cường tuyên truyền và giáo dục sức khỏe về phòng chống dịch bệnh sởi cho người dân. Các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh sởi được truyền tải qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Truyền hình, báo chí, mạng xã hội, hệ thống loa phát thanh…
Bên cạnh đó, ngành y tế Bình Dương tăng cường phối hợp với các ngành chức năng như: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội… trong công tác phòng chống dịch bệnh sởi. Các hoạt động phối hợp bao gồm: Tổ chức tiêm chủng vắc xin sởi tại các trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh…; rà soát, lập danh sách đối tượng chưa được tiêm chủng vắc-xin sởi để tổ chức tiêm…
Qua trao đổi, BS.CKII Huỳnh Minh Chín - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, năm 2023 tỉnh triển khai tiêm chủng bệnh sởi đạt 94% và ghi nhận 8 ca mắc bệnh sởi. Trong quý I năm 2024 chưa ghi nhận ca mắc bệnh sởi nào.
“Để đẩy mạnh phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế chỉ đạo toàn ngành và các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên hàng tháng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc xin sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về nguy cơ mắc bệnh sởi và các biện pháp phòng chống, vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm có vaccine phòng bệnh", ông Chín cho thiết thêm.
Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, Bình Dương đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh sởi. Tính đến ngày 20/3, chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh sởi nào trên địa bàn tỉnh.
Ngành y tế Bình Dương khuyến cáo người dân:
- Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh sởi.
- Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các mũi vắc-xin sởi theo chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh sởi, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Đức Tường
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Quả việt quất giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường chính là quả việt quất. Quả việt quất có hàm lượng anthocyanin cao, tạo nên màu xanh đặc trưng của quả và đã được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.November 24 at 3:25 pm -
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Đắk Lắk
Vừa qua, đoàn công tác của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk về giám sát hỗ trợ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các khoa, phòng liên quan.November 24 at 3:25 pm -
Bài tập giúp giảm chứng đau nửa đầu
Theo một nghiên cứu được công bố bởi Statpearls, chứng đau nửa đầu gây ra cơn đau dữ dội, nhói ở một bên đầu và có thể dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rối loạn thị giác. Cơn đau đầu thường kéo dài từ khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày.November 23 at 5:29 pm -
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm