Mô hình điều trị Covid-19 'tháp 4 tầng' ở Hà Nội
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Sở Y tế Hà Nội đang tập trung kế hoạch điều trị 1.000 ca nhiễm và chuẩn bị kịch bản cho các tình huống 5.000, 10.000, 20.000 và 50.000 ca. Trong đó, thành phố áp dụng mô hình điều trị bốn tầng.
Tầng một, là các bệnh viện dã chiến được thành lập trên cơ sở các khu cách ly tập trung. Dự kiến tầng này điều trị khoảng 80% bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Hiện, thành phố có thể kích hoạt ngay Bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô và các bệnh viện dã chiến tại khu nhà ở sinh viên Khu cách ly Pháp Vân - Tứ Hiệp. Khu này quy mô ba tòa nhà, mỗi tòa nhà có thể kích hoạt một bệnh viện 700 giường.
Tầng hai, điều trị các bệnh nhân triệu chứng trung bình và có bệnh lý nền. Tầng này, Sở sẽ kích hoạt các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để thu dung, điều trị Covid-19. Dự kiến, mỗi bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện có thể đáp ứng đến 250 giường bệnh tù diễn tiến dịch.
Tầng 3 và 4 điều trị khoảng 5% bệnh nhân nặng, trong đó 1% bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc lọc máu, nguy cơ tử vong cao. Hà Nội kích hoạt Bệnh đa khoa Đức Giang thành bệnh viện hồi sức tuyến cuối. Trong tình huống số ca nhiễm ở Hà Nội hơn 5.000 ca, bệnh viện Đức Giang có thể chuẩn bị đến 250 giường hồi sức tích cực (ICU).
Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, phương án 250 giường ICU chưa triển khai. Hiện tại bệnh viện tập trung cho kịch bản Hà Nội 1.000 ca, chuẩn bị 150 giường điều trị Covid-19 trong đó có 20 giường ICU, gần 1.000 nhân viên y tế tham gia điều trị bệnh nhân.
Với phương châm "4 tại chỗ", ngoài các bệnh viện, thành phố còn nhiều hệ thống y tế khác. Sở Y tế sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực y tế trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế ngoài công lập, tuyến Trung ương, các bộ ngành, quân đội, công an.
Về năng lực điều trị, Hà Nội có 412 giường hồi sức, 222 bác sĩ và trên 400 điều dưỡng có khả năng sử dụng máy thở. Năng lực xét nghiệm của thành phố là 48.000 mẫu một ngày, với 20 máy PCR và sắp tới bổ sung thêm 5 máy. 111 xe cứu thương có thể huy động để phân luồng bệnh nhân tốt nhất.
Hiện tại, Sở Y tế tập trung cho kịch bản 1.000 ca nhiễm ở Hà Nội. Theo kịch bản này, Bệnh viện Đức Giang có 150 giường điều trị Covid-19 gồm 20 giường ICU, Thanh Nhàn 200 giường điều trị Covid-19 trong đó 20 giường ICU, Bắc Thăng Long (250), Hà Đông (100), Gia Lâm (150), Mê Linh (100), Đống Đa (50). 34 bệnh viện còn lại tổng cộng 4.500 giường điều trị bệnh nhân nghi nhiễm.
Trong số các bệnh viện này, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là cơ sở tuyến cuối thuộc tầng 3 và 4 điều trị Covid-19.
Như vậy, tổng số giường ICU các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội hiện tại là 40. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng, kịch bản 5.000 giường đang được xây dựng trình thành phố phê duyệt.

Mô hình điều trị "tháp 4 tầng" tại Hà Nội. Ảnh: Tiến Thành
Hà Nội giãn cách xã hội từ 6h ngày 24/7, trong 15 ngày. Những ngày gần đây, số ca nhiễm mới liên tục tăng, trong đó có nhiều chùm không rõ nguồn lây. Tổng số ca nhiễm từ ngày 29/4 đến sáng nay (đợt dịch thứ tư) là 974 trường hợp.
Ba ngày qua, theo số liệu từ Sở Y tế, Hà Nội phát hiện trung bình khoảng 70 ca dương tính nCoV một ngày. Cụ thể, ngày 26/7 thành phố ghi nhận 64 ca. Ngày 27/7 ghi nhận 76 ca dương tính nCoV, ngày 28/7 là 65 ca. Trong đó, nhiều trường hợp phát hiện qua cộng đồng, thông qua sàng lọc người ho, sốt, các trường hợp mắc Covid-19 nhưng không có triệu chứng.
Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng họp báo ngày 24/7, cho biết đợt dịch này chủ yếu do biến chủng virus Delta và Delta+, lây lan nhanh, chu kỳ lây lan ngắn chỉ từ 2-3 ngày so với vài ngày đến cả tuần như trước.
Mô hình điều trị "tháp tầng" bắt đầu được áp dụng từ đợt dịch tại Bắc Giang, Bắc Ninh thời gian qua. "Tháp 3 tầng" triển khai thành công tại hai tỉnh này, được TP HCM học hỏi áp dụng và nâng cấp dần thành 4 tầng, rồi 5 tầng theo diễn tiến dịch ngày càng phức tạp, số ca nhiễm tăng cao.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4533/UBND-KGVX, gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Công văn số 2484/BYT-KCB ngày 25/4/2025 của Bộ Y tế về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 11 at 9:45 am -
TP. HCM: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Văn phòng UBND TP. HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.May 11 at 9:45 am -
Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ cao kéo dài tại nhiều địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là người lao động làm việc ngoài trời. Tình trạng say nắng, say nóng, thậm chí đột quỵ có thể xảy ra nếu cơ thể phải tiếp xúc lâu với môi trường oi bức hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc nhận biết sớm các nguy cơ và chủ động phòng tránh là điều hết sức cần thiết trong thời điểm này.May 5 at 2:11 pm -
Cà Mau: Sôi nổi sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025
Sáng 1/5, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức sự kiện thể thao, du lịch “Hương rừng U Minh” năm 2025. Hoạt động thu hút hơn 650 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến từ các sở, ban, ngành trong tỉnh tham gia.May 2 at 10:35 am