Hội chứng ăn bậy – Pica ở trẻ em
Rối loạn ăn bậy (hội chứng pica) là chứng rối loạn ăn uống liên quan đến việc ăn những thức ăn không được xem là thực phẩm, không chứa giá trị chất dinh dưỡng… trong thời gian ít nhất một tháng. Nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng này cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ:
Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu sắt, kẽm, canxi hoặc thiếu một số nguyên tố vi lượng khác có thể gây ra cảm giác thèm ăn cụ thể.
Suy dinh dưỡng, bị bỏ đói: Việc thiếu hụt thực phẩm bổ dưỡng có thể gây ra cảm giác thèm ăn đất hoặc đất sét. Mặc dù đất, đất sét không có chất dinh dưỡng để đáp ứng sự thiếu hụt nhưng nó liên kết với sắt trong đường tiêu hóa, do đó làm dịu cơn thèm ăn.

Ảnh minh họa
Rối loạn phát triển (thiểu năng trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ): Trẻ em, đặc biệt là những trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc các tình trạng phát triển khác, có thể ăn những vật liệu mất vệ sinh hoặc không phải thực phẩm như đất hoặc giấy do không có khả năng phân biệt. Việc ăn thường xuyên các chất không phải thực phẩm có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, một nghiên cứu hợp tác được CDC hỗ trợ và được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ nhiều tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng trẻ em được chẩn đoán mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) có nguy cơ mắc các triệu chứng tiêu hóa do cha mẹ báo cáo cao hơn gấp ba lần so với trẻ em trong dân số nói chung.
Thiếu sự quan tâm, căng thẳng: Sự thiếu quan tâm, những yếu tố căng thẳng trong chăm sóc – giáo dục cũng là những tác nhân khiến trẻ ăn những thức ăn không phải thực phẩm. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn cản trẻ ăn uống đều có thể làm gia tăng sự lo lắng và đau khổ của trẻ, dẫn đến căng thẳng kéo dài.
Đây là những nguyên phân phổ biến nhất, nếu trẻ ăn những thức ăn không phải thực phẩm mỗi ngày, hãy quan sát chúng vì đây có thể là triệu chứng của chứng pica. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa vì đôi khi cha mẹ không thể xác định rõ triệu chứng.
Trẻ thường xuyên ăn những thức ăn không phải thực phẩm và tùy thuộc vào loại chất mà trẻ sử dụng, trẻ có thể có một số triệu chứng khác nhau như buồn nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, vấn đề hành vi… Bên cạnh đó, có thể xảy ra các biến chứng đường tiêu hóa như táo bón, loét, thủng, tiêu chảy, ký sinh trùng, kém hấp thu chất dinh dưỡng và tắc ruột do dị vật dạ dày với một khối chất khó tiêu như tóc, vải,… bị mắc kẹt trong cơ thể, thường gặp nhất là ở dạ dày.
Ngộ độc: Ngộ độc chì nếu trẻ tiêu thụ sơn hoặc cát nhiễm chì, ngộ độc thủy ngân do nuốt phải hộp khăn giấy và bao thuốc lá.
Nhiễm trùng do ăn phân hoặc chất bẩn.
Chấn thương miệng khi trẻ nuốt hoặc ăn phải vật sắc nhọn hoặc cứng; xói mòn răng là những chất thô gây hại cho răng khi nhai.
Cha mẹ có thể tránh những biến chứng này cho trẻ bằng cách chẩn đoán và điều trị kịp thời chứng pica. Trong những trường hợp này, cha mẹ không nên trì hoãn việc đưa trẻ đến bác sĩ.
Về việc điều trị pica ở trẻ em, không có phương pháp điều trị một chiều hay trực tiếp cho chứng pica vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến. Tài liệu về chứng pica báo cáo các phương pháp điều trị khác nhau cho chứng pica bệnh lý, chẳng hạn như các phương pháp tiếp cận về dinh dưỡng, tâm lý, dược lý, hành vi, cảm giác.
Can thiệp dinh dưỡng: Trong hầu hết các trường hợp, giải quyết tình trạng thiếu khoáng chất hoặc chất dinh dưỡng thông qua thay đổi chế độ ăn uống và liệu pháp dinh dưỡng có thể giải quyết vấn đề pica ở trẻ. Nếu can thiệp bằng chế độ ăn uống là không đủ, việc bổ sung cũng có thể được xem xét dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Can thiệp tâm lý: Tư vấn, trị liệu hành vi và trị liệu tâm lý có thể được khuyến nghị cho những cá nhân mà chứng pica được cho là do rối loạn cảm xúc.
Can thiệp bằng thuốc: Thuốc có thể được kê toa để giảm việc ăn uống bất thường nếu hội chứng pica có liên quan đến khuyết tật trí tuệ hoặc phát triển ở trẻ.
Can thiệp hành vi: Nếu chứng pica được phát hiện có liên quan đến các vấn đề về hành vi, bác sĩ có thể đề nghị tư vấn từ nhà tâm lý học. Tuy nhiên, cách tiếp cận này được coi là hữu ích hơn đối với trẻ khuyết tật trí tuệ.
Can thiệp cảm giác: Các đặc điểm cảm quan của mặt hàng phi thực phẩm khi được xác định có thể giúp tìm ra các chất thay thế thức ăn không phải thực phẩm, từ đó sẽ giúp điều trị tình trạng này.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm