Hệ lụy từ việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Theo các chuyên gia y tế, kháng thuốc kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của chúng. Đây là hiểm họa nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, tính mạng con người và gây thách thức cho các bác sĩ trong quá trình điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hoàng - Trưởng Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, hiện nay, tình trạng kháng thuốc kháng sinh, thậm chí là đa kháng thuốc đang xảy ra rất nhiều do người dân có thói quen tự mua thuốc về uống, khi vi khuẩn chưa chết hẳn thì bỏ dở thuốc nên vi khuẩn sống lại, bệnh tiếp tục tái diễn và lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Có những trường hợp bị dai dẳng, liên tục, điều trị lâu khỏi bệnh, bác sĩ phải dùng thuốc đặc biệt để điều trị cho bệnh nhân thì bệnh mới khỏi.
“Kháng sinh cũng như các loại thuốc khác, ngoài tác dụng chữa bệnh, nó còn có những tác dụng không mong muốn và phản ứng phụ gây độc hại với người dùng. Việc lạm dụng kháng sinh còn tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn, làm lu mờ các triệu chứng bệnh lý, cản trở việc chẩn đoán bệnh. Kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả, kéo dài thời gian nằm viện, tốn kém chi phí điều trị và nguy cơ tử vong cho bệnh nhân”, bác sĩ Hoàng cho biết thêm.
Việc kháng thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, bác sĩ Hoàng khuyến cáo, đối với người bệnh, chỉ dùng kháng sinh khi có đơn thuốc của bác sĩ, không dùng kháng sinh từ lần sử dụng trước hoặc không chia sẻ, dùng chung kháng sinh của mình cho người khác. Người dân khi có bất cứ triệu chứng mắc bệnh nào cần đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định tình trạng bệnh và có chỉ định dùng thuốc thích hợp. Khi được bác sĩ kê đơn phải tuân thủ uống thuốc đúng liều, đủ liệu trình và thời gian chỉ định của bác sĩ, khi thấy khỏi triệu chứng cũng không được tự ý ngưng thuốc hoặc tự ý mua thêm.
Trường hợp ông. N.T.M 68 tuổi (huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông), sau khi ngủ dậy, ông N.T.M, bị thụt lưỡi, méo miệng, nói khó, tay không cầm nắm được. Nhận thấy đây là dấu hiệu của bệnh đột quỵ nên gia đình cho ông M uống thuốc aspirin. Sau nhiều ngày tình trạng bệnh không cải thiện, lại xuất hiện triệu chứng đi cầu phân đen, có mùi tanh, lúc này gia đình mới đưa ông M đi bệnh viện. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, ông M được chẩn đoán bị tai biến (đột quỵ) kèm xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày do tự ý sử dụng thuốc. May mắn trường hợp này chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng việc tự ý cho người bệnh uống thuốc khi chưa có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ khiến bệnh trầm trọng hơn, thậm chí mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác, hơn nữa việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ thời gian là vàng, chậm trễ sẽ để lại hậu quả khó lường, thậm chí là tử vong.
Theo bác sĩ Trần Xuân Nhã - Khoa Lão, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị xuất huyết não trước khi đến bệnh viện điều trị, họ đã được gia đình cho uống những loại thuốc kháng các loại tiểu cầu hoặc thuốc chống đông tại nhà khiến tình trạng xuất huyết não nặng hơn, bệnh nhân bị hôn mê sâu hơn. Lúc này bác sĩ phải áp dụng phương pháp điều trị nặng hơn, chẳng hạn phải cho bệnh nhân đặt ống nội khí quản, bệnh nhân phải thở máy. Hoặc cũng có trường hợp tự ý sử dụng thuốc đông máu qua đường uống, sau 5 ngày thì bệnh nhân nhập viện với triệu chứng nói khó, lơ mơ, chụp CT mới phát hiện bệnh nhân bị xuất huyết não diện rộng. Như vậy, chính người nhà đã vô tình làm mất đi cơ hội sống cho chính người thân của mình.
Từ trước đến nay, nhiều người thường có thói quen tự ý dùng thuốc mỗi khi có triệu chứng mắc bệnh. Sử dụng bừa bãi không chỉ khiến kháng thuốc kháng sinh, đến khi thực sự cần thiết dùng đến kháng sinh thì không còn hiệu quả, làm khó khăn và thất bại trong điều trị. Có nhiều loại thuốc khi tự ý uống mà không có chỉ định của bác sĩ, lâu ngày gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, như: viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết nội tạng, suy thận… hoặc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng một số bệnh về tim mạch, lao phổi, gan, thận…
Do đó, việc sử dụng thuốc cần đúng bệnh, đúng người, đúng thuốc và đúng liều là hết sức cần thiết để hạn chế tối đa tác dụng phụ. Chúng ta không nên vì sự tiện lợi mà đánh đổi sức khoẻ, tính mạng của bản thân, người thân của mình.
Mỹ Hạnh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am