Gần 290.000 trường hợp mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng chống cúm mùa
Theo Cục Y tế dự phòng, diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân, khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vaccine dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, viêm phổi nặng do virus, các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa lễ hội xuân và các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh dại, cúm gia cầm...
![Ảnh minh họa](https://i2.ex-cdn.com/suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/files/content/2025/02/10/78277d6e-2ec5-4b1e-b3a7-f539156f-1003.jpg)
Ảnh minh họa
Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới, chủ động triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu, trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế, để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan và hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Cũng theo Bộ Y tế, trong năm 2024, ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A (H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần thực hiện tốt các nội dung sau để bản vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi);
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng;
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết;
- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh;
- Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Cần lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Thanh Bình
![comment](https://sf2.ex-cdn.com/suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/v0.6.93/templates/themes/images/icon_cmt.jpg)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thực phẩm giàu vitamin K giúp tăng cường miễn dịch sau Tết
Việc ăn uống mất cân bằng dịp Tết có thể khiến cơ thể thiếu vitamin K, dưới đây là 5 thực phẩm giàu vitamin K giúp tăng cường miễn dịch.February 10 at 7:46 am -
Quả ổi và lá ổi giúp giảm cân sau Tết hiệu quả
Quả và lá ổi chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin C và kali, có thể hỗ trợ tim, tiêu hóa và giúp giảm cân hiệu quả.February 10 at 7:45 am -
Loại trái cây giúp giảm đau bụng kinh
Để tránh đau bụng kinh dữ dội, hãy tăng cường ăn 5 loại trái cây dưới đây.February 8 at 6:10 pm -
Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động"
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, Bộ Y tế đã xây dựng “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động” nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức, dự phòng bảo vệ sức khoẻ trong mùa lạnh.February 7 at 4:29 pm