Đồng Nai: Triển khai khẩn cấp phòng, chống bệnh dại sau khi có 2 trường hợp tử vong
Trước diễn biến phức tạp trên, UBND Đồng Nai vừa ban hành công văn số 2888/UBND-KTN yêu cầu, các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai biện pháp phòng, chống, trong đó, đặc biệt lưu ý huyện Long Thành nơi xảy ra 2 trường hợp tử vong do mắc bệnh dại.
UBND các huyện, thành phố tăng cường quản lý chó, mèo, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; chỉ đạo xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết khai báo và nuôi nhốt chó mèo, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người xung quanh. Các địa phương tổ chức tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo bảo đảm đạt trên 70% tổng đàn trong năm 2025 và các năm tiếp theo, xử lý nghiêm theo quy định trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng vaccine dại cho chó, mèo nuôi...

Ảnh minh họa
UBND huyện Long Thành khẩn cấp thực hiện tiêm vaccine phòng, chống bệnh dại trên địa bàn các xã có dịch gồm Bàu Cạn, Phước Thái, Phước Bình và xung quanh xã có dịch theo quy định; chỉ đạo xử lý triệt để dịch bệnh dại trên địa bàn các xã có dịch, không làm phát sinh thêm ổ dịch mới; xem xét trách nhiệm người đứng đầu UBND các cấp và đơn vị liên quan (nếu có) trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh dại; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý nhà nước.
Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với lực lượng y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi mắc bệnh dại, chia sẻ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý ổ dịch. Tất cả trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dại trên động vật phải được lấy mẫu và gửi đến phòng thí nghiệm thú y có thẩm quyền để xét nghiệm bệnh dại.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh. Để chủ động phòng, chống bệnh dại, người dân cho chó mèo tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Khi bị chó, mèo cắn kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Theo Tin tức

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 30/2025/TT-BYT hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm.July 4 at 11:47 am -
Bộ Y Tế đề xuất bỏ cơ chế tự công bố chất lượng thực phẩm bổ sung
Động thái được đưa ra sau khi nhà chức trách phát hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng được sản xuất cũng như buôn bán tràn lan, gây hại nghiêm trọng sức khỏe người dân.July 4 at 11:46 am -
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm