Đồ ăn dặm cho trẻ: Cách làm đậu hũ non yến mạch
Với những nguyên liệu đơn giản như yến mạch, hoa quả và cách làm đơn giản, các mẹ có thể dễ dàng làm món đậu hũ non yến mạch này tại nhà cho con.
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
500 gram yến mạch
200 ml nước lọc
Loại quả tùy thích để làm sốt (không bắt buộc)
Khuôn để bánh
2. Cách làm đậu hũ non yến mạch cho bé ăn dặm
Đầu tiên, các mẹ lấy yến mạch rửa qua với nước để giảm độ nhớt, sau đó ngâm nước cho yến mạch nở.
Ngâm khoảng 30 phút để yến mạch nở, sau đó chắt nước bỏ đi, cho vào máy xay.
Lọc phần bã và cốt riêng. Phần bã các mẹ có thể tận dụng làm bánh ăn dặm như pancake cho bé. Phần cốt bắc lên bếp khuấy đều tay đến khi được hỗn hợp sền sệt, tránh để vón cục.
Đổ hỗn hợp vừa có vào khuôn tùy thích, để trong ngăn mát tủ lạnh 3-4 tiếng.
Đến đây, các mẹ có thể cho con thưởng thức món ăn vừa làm được rồi. Tuy nhiên, các mẹ có thể làm thêm phần sốt từ hoa quả con thích. Xay nhuyễn quả, thêm chút nước lọc, đun sôi trên bếp là được một hỗn hợp sốt thơm ngon cho bé yêu.
3. Tác dụng của đậu hũ non yến mạch
Đậu hũ non yến mạch được làm từ thành phần chính là yến mạch. Yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển trí não, chiều cao cho bé. Cung cấp lượng vitamin như (vitamin B, K, E) giúp thúc đẩy các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, có lợi cho sự phát triển toàn diện cơ thể bé.
Ngoài ra, còn có tác dụng trong việc tăng hệ miễn dịch cho trẻ, góp phần thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giảm các nguy cơ đau tim cho trẻ, béo phì.
Dù cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất nhưng đây lại là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, bởi cực kì dễ tiêu hóa. Trong yến mạch đa phần là chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, dễ dàng thẩm thấu trong ruột giúp bé dễ dàng tiêu hóa, kích thích sự thèm ăn.
Đậu hũ non yến mạch còn là món ăn dặm lành tính, không gây dị ứng cho trẻ. Ngược lại, nếu trẻ có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng thì yến mạch sẽ làm tốt nhiệm vụ khắc phục ảnh hưởng từ dị ứng. Bởi trong yến mạch có nhóm chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm da, khô da ở trẻ.
4. Đậu hũ non yến mạch cho bé mấy tháng trở lên
Trên thực tế, bé từ 4 tháng tuổi có thể ăn yến mạch. Nhưng theo khuyến nghị của WHO, bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn đến tháng thứ 6. Vì vậy, sau 6 tháng bú sữa mẹ, bé bắt đầu ăn dặm có thể sử dụng yến mạch.
Yến mạch tuy có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không thể thay thế hoàn toàn các thực phẩm khác, vì vậy các mẹ hãy kết hợp linh động để con có sự phát triển toàn diện. Các mẹ chế biến yến mạch với nhiều món khác nhau như bánh yến mạch, cháo yến mạch, đậu hũ non yến mạch với các loại sốt để con có bữa ăn ngon hơn.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm -
Nổi ban tím tứ chi, ngừng tim sau bữa tiết canh, lòng lợn
Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa chạy đua với thời gian, ép tim cấp cứu bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do vi khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng lợn gần nhà.July 10 at 5:07 pm