Điều trị dự phòng phơi nhiễm vết thương từ động vật mắc bệnh dại, nghi dại
Đối với các Bệnh viện chuyên khoa Nhi cần chuẩn bị có sẵn huyết thanh kháng dại để tiêm phòng bế sớm cho các bệnh nhân bị vết thương độ III do chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào đúng chỉ định. Giúp hạn chế chuyển bệnh nhân qua lại giữa đơn vị phụ trách xử lý vết thương và đơn vị phụ trách tiêm huyết thanh kháng dại. Mặt khác, thực hiện tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại ngay tại bệnh viện sẽ thuận lợi hơn trong trường hợp cần phải gây mê khi tiêm phòng bế với các vết thương phức tạp, nhất là ở trẻ em. Các bệnh viện cần chủ động xây dựng quy trình tiếp nhận xử lý và phòng ngừa dại đối với người bị chó, mèo cắn, cào và cần tổ chức tập huấn, giám sát thực hiện theo quy định hiện hành.

Ảnh minh họa
Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận bệnh nhân và xử trí vết thương đầu tiên cần tuân thủ hướng dẫn về xử lý vết thương ban đầu theo Quyết định 1622/QĐ-BYT về giám sát phòng chống bệnh dại trên người. Các cơ sở y tế có thể khâu cầm máu, nhưng đặc biệt lưu ý không khâu kín vết thương trước khi chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện tuyến cuối, cơ sở y tế có huyết thanh kháng dại để xử lý tiêm ngừa tiếp theo. Nếu không, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng. Đối với các vết thương phức tạp, có thể hội chẩn với ngoại khoa.
Bám sát Quyết định số 1622/QĐ-BYT về việc tiêm phòng huyết thanh kháng dại, lưu ý đối với các vết thương độ III mà động vật ốm, có triệu chứng dại, nghi dại hoặc mất tích, không theo dõi được, cần tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt. Huyết thanh kháng dại phải được tiêm phòng bế tại vùng vết thương bị động vật cắn để huyết thanh kháng dại thấm sâu vào bên trong và xung quanh vết thương đến mức tối đa. Các vết thương ở vị trí giải phẫu đặc biệt (như các đầu ngón tay) cần được thấm đẫm một cách cẩn thận.
Tiêm vắc xin đủ liều, đúng phác đồ, hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ phác đồ các mũi tiêm phòng dại tiếp theo.
Minh Khang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm