Đau xương mu vùng kín: Những điều mẹ bầu nên quan tâm
Đối với hầu hết các trường hợp, việc bà bầu đau âm đạo không phải là dấu hiệu của bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào. Vậy thì tại sao bạn lại gặp phải và làm thế nào để cảm thấy dễ chịu hơn?
Nguyên nhân khiến bà bầu đau nhức vùng kín
Nếu đang bị đau vùng kín hoặc đau xương chậu khi mang thai, có thể là do cơ thể bạn chưa thích nghi với những thay đổi mới do em bé mang lại. Mặt khác, sau đây là những nguyên nhân khiến vùng kín mẹ bầu khó chịu:
Bé yêu quay đầu
Thông thường, vùng xương mu sẽ đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phía trên của cơ thể, nên vào cuối thai kỳ em bé bắt đầu di chuyển xuống thấp hơn và gây áp lực lên vùng xương chậu.
Mặt khác, thời gian này có thể bà mẹ sẽ tiết ra hooc môn relaxin, progesterone làm khớp vùng chậu giãn nở nhiều.
Do đó, bạn sẽ thấy mình mệt mỏi, ê ẩm và đau nhức vùng xương chậu nhiều hơn.
Thiếu canxi
Theo các bác sĩ, các cơn đau dồn dập ở xương mu cũng xuất phát từ những chị em bị thiếu canxi. Điều này làm cho khớp xương yếu hơn và dễ dẫn đến nhức mỏi.
Ở giai đoạn thai nhi quay đầu, các cơn đau vùng mu sẽ xuất hiện thường xuyên và biến mất khi bé quay đầu an toàn. một số trường hợp khác, nhiều sản phụ thấy đau đớn từ thời điểm này cho đến khi em bé được sinh ra.
Có tiền sử thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm
Nếu trước đây sản phụ có tiền sử của thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm bạn sẽ có khả năng bị đau nhức cao hơn những người bình thường.
Khi đó, cơ thể bạn sẽ phải gánh trọng lượng quá nặng của thai nhi, làm cho khớp xương bị thoái hóa nặng hơn và gây đau lưng, đau xương mu vào cuối tháng.
Những người thường xuyên vận động
Thời điểm cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu đi lại vận động nhiều, vùng xương mu cũng sẽ chịu tác động và áp lực khá lớn. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy đau háng, lưn, hông, bẹn và bên trong đùi.
Các dạng đau nhức vùng kín
Việc quan sát và xác định loại của cơn đau cũng sẽ giúp bạn giải thích các triệu chứng cho bác sĩ một cách chi tiết hơn:
Đau châm chích
Cảm giác châm chích rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng này xảy ra do sự kéo dài của cơ tử cung vào khoảng tuần thứ năm đến thứ tám hoặc do sự hình thành khí hơi.
Nếu bạn trải qua cơn đau châm chích ở khoảng tuần thứ 37, đó có thể là do thời điểm chuyển dạ đang đến gần. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng nếu thời gian đau không kéo dài và cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng bà bầu bị đau vùng kín đi kèm với chảy máu, bạn nên đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đau âm ỉ
Cơn đau này có thể xảy ra ở cả phụ nữ có thai và không mang thai. Tình trạng này xảy ra là do viêm nhiễm trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau đi kèm với các cơn co thắt hoặc đang dần tăng cường độ, bạn nên đến bác sĩ.
Đau như cắt
Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau cắt xuất hiện là do tử cung đang phát triển. Nó cũng có thể là một triệu chứng của viêm bàng quang. Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn ở giai đoạn sau của thai kỳ, bạn có khả năng mắc phải tình trạng nhau bong non.
Hãy trò chuyện với bác sĩ bất kể loại đau nhức vùng kín của bạn có như thế nào. Họ sẽ tiến hành kiểm tra và tư vấn để loại trừ những nguy cơ có hại cho mẹ lẫn con.
Ảnh hưởng của đau xương mu vùng kín khi mang thai
Cơn đau ở vùng âm đạo sẽ tác động đến khớp, xương và cơ bắp. Mặt khác, các hành động như đi bộ, lái xe trên những con đường không bằng phẳng và leo cầu thang cũng có thể làm nặng thêm cơn đau.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy áp lực lên âm đạo tăng dần khi ngày chuyển dạ đến gần. Cơn đau và áp lực cũng trở nên trầm trọng hơn khi em bé tiến vào vùng xương chậu. Tuy nhiên, các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ bạn giảm bớt cảm giác khó chịu.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sử dụng điện hiệu quả và an toàn trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng mạnh, đặc biệt là các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện và tủ lạnh phải hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng tăng cao không chỉ gây áp lực lên tài chính gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về điện nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.May 13 at 1:05 pm -
Đắk Lắk: Tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em trong dịp hè
Nhằm hạn chế những vụ đuối nước thương tâm trong dịp nghỉ hè, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai đa dạng các hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng phòng, chống đuối nước nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.May 13 at 11:30 am -
Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4533/UBND-KGVX, gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Công văn số 2484/BYT-KCB ngày 25/4/2025 của Bộ Y tế về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 11 at 9:45 am -
TP. HCM: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Văn phòng UBND TP. HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.May 11 at 9:45 am