Đắk Nông: Sàng lọc chủ động phát hiện bệnh lao trong cộng đồng
Năm 2023 là năm quan trọng trong tiến trình thanh toán bệnh lao nên việc sàng lọc bệnh nhân nghi mắc lao, mắc lao tiềm ẩn được thực hiện song song và mở rộng quy mô thực hiện nhằm phát hiện, điều trị sớm người bệnh lao và lao tiềm ẩn để ngăn chặn nguồn lây lan trong cộng đồng.
Hoạt động khám được duy trì thường xuyên tại tất cả các tuyến, số lượng người dân đến khám tăng hơn so với cùng kỳ 2022. Tuy nhiên, do đa số bác sĩ tại tuyến cơ sở chưa được đào tạo về bệnh lao và chuyên khoa lao vì vậy còn nhiều hạn chế trong chẩn đoán và sàng lọc. Cán bộ chuyên trách chỉ thực hiện việc giám sát và quản lý ca bệnh sau khi được chẩn đoán nên còn bỏ sót nhiều ca bệnh. Trong năm 2023 toàn tỉnh thực hiện được 2.027 lam soi trực tiếp và 1.965 mẫu Xpert chẩn đoán lao và lao kháng thuốc (sàng lọc chủ động, trại giam, thường quy), phát hiện 144 ca lao các thể. Duy trì kiểm định lam hàng tháng bằng phương pháp kiểm định theo lô và cung ứng hoá chất xét nghiệm đầy đủ.
Trong năm 2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã chủ động và phối hợp với các đơn vị để thực hiện phát hiện chủ động bệnh lao. Trung tâm phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Sức khỏe triển khai sàng lọc chủ động tại 105 điểm thuộc 8 huyện, thành phố. Bệnh viện phổi trung ương thực hiện sàng lọc tại 8 điểm thuộc huyện Cư Jút. Trung tâm triển khai sàng lọc chủ động từ nguồn kinh phí địa phương tại 4 huyện Đắk Song, Đắk Mil, Đắk R’Lấp và Krông Nô.
Đồng thời, triển khai 1 đợt sàng lọc định kỳ tại trại giam Đắk Plao cho phạm nhân và cán bộ quản giáo. Qua tất cả các đợt sàng lọc chủ động, đã có 16.417 trường hợp được sàng lọc với 16.297 lượt chụp X-quang phổi. Trong đó, có 1.714 lượt X-quang phổi bất thường, 1.669 người được xét nghiệm Xpert cho kết quả 227 trường hợp dương tính với vi khuẩn lao, có 294 bệnh nhân được thu dung điều trị.

Triển khai sàng lọc chủ động bệnh lao tại cộng đồng
Trong năm 2023, hoạt động phòng chống lao tỉnh Đắk Nông còn nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của các loại dịch bệnh. Tuy nhiên được sự phối hợp chặt chẽ từ trung tâm y tế các huyện, thành phố, sự hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật từ Bệnh viện Phổi Trung ương, các Bệnh viện chuyên khoa Lao trong phát hiện, chẩn đoán nên tỷ lệ bệnh nhân thu nhận điều trị đạt được yêu cầu đề ra. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng đã triển khai được 4 lượt giám sát, chỉ đạo tuyến kết hợp đào tạo tại chỗ cho chuyên trách lao 8/8 huyện, thành phố, 64 lượt xã, phường, thị trấn được giám sát và 262 lượt bệnh nhân được giám sát tại nhà và hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ điều trị, tái khám định kỳ đúng hẹn, hạn chế được tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị và phát hiện xử trí kịp thời các yếu tố bất lợi trong quá trình điều trị của bệnh nhân không để lại di chứng.
Tỉnh Đắk Nông chưa có bệnh viện tuyến chuyên khoa lao nên khó khăn trong công tác điều trị giai đoạn đầu cho bệnh nhân lao kháng thuốc và các thể lao nặng. Hiện tỉnh vẫn chưa có bác sĩ chuyên khoa lao phổi nên hạn chế trong chẩn đoán, điều trị. Kinh phí cho hoạt động phòng chống lao còn hạn chế, chưa triển khai được sâu rộng các hoạt động truyền thông, khám phát hiện chủ động, giám sát và đạo tạo tập huấn… Đây được xem là những khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phòng chống bệnh lao trên địa bàn.
Thời gian tới, để công tác phòng chống lao đạt các mục tiêu đề ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh xác định áp dụng các mô hình tiếp cận mới hướng đến phổ cập các dịch vụ phòng, chống bệnh lao cho người dân thông qua hệ thống y tế nhà nước và tư nhân, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng. Nhân rộng các mô hình mới nhằm tăng khả năng cung ứng, tiếp cận của người dân với các dịch vụ khám, chữa bệnh lao có chất lượng. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số, người vô gia cư tiếp cận được với các dịch vụ khám, phát hiện, điều trị bệnh lao có chất lượng theo hướng sàng lọc cộng đồng. Huy động sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội để người mắc bệnh lao được phát hiện sớm và điều trị phù hợp. Tiếp cận, mở rộng mô hình phối hợp y tế công – tư trong sàng lọc chẩn đoán bệnh lao.
Ngọc Vân

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm