Đắk Nông: Nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát. Năm 2022, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các BTN nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia, mới nhất là sự lây lan của bệnh marburg tại khu vực châu Phi; một số bệnh lưu hành, bệnh có vắc xin dự phòng cũng gia tăng số mắc ở nhiều nơi.
Trong nước tình hình dịch bệnh COVID-19 và các BTN khác cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, nhu cầu giao thương, du lịch tăng, thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Sốt xuất huyết dengue cũng được các chuyên gia y tế trong nước và Bộ Y tế đánh giá có khả năng tăng cao nhất là các tháng đầu mùa mưa. Các BTN mới nổi và tái nổi có nguy cơ xâm nhập và lây lan ra cộng đồng như đậu mùa khỉ, cúm A H5N1, marburg,…

Phun hoá chất diệt khuẩn để phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Tại tỉnh Đắk Nông, ngành y tế đã nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tỷ lệ người dân tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh đạt mức cao so với cả nước. Tuy nhiên tại địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch BTN như COVID-19; sốt xuất huyết; tđậu; tay chân miệng; các bệnh mới nổi, tái nổi có nguy cơ xâm nhập như đậu mùa khỉ, bệnh marburg, …
Trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 74.292 trường hợp mắc BTN. Trong đó, bệnh COVID-19: 69.297 ca; bệnh sốt xuất huyết dengue: 3.375 ca; bệnh tay chân miệng: 393 ca; bệnh dại: 2 ca; bệnh thủy đậu: 40 ca; viêm não Nhật Bản: 1 ca,… Các BTN khác tương đối ổn định.
Tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Công tác phòng chống dịch COVID-19 được triển khai quyết liệt, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Các biện pháp phòng, chống dịch được áp dụng chủ động, sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, đặc biệt là thành công trong chiến lược vắc xin. Việc chuyển hướng chiến lược, nới lỏng các biện pháp kịp thời, đúng đắn tại những thời điểm quyết định để thực hiện hiệu quả chủ trương “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Cả nước đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ “đa mục tiêu” vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội.
Với sự nỗ lực, đoàn kết, trách nhiệm và quyết tâm cao, ngành y tế đã thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, nhằm kiểm soát hiệu quả tình hình dịch BTN trên địa bàn tỉnh.
Ngọc Chinh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM: Phát triển hệ thống phục hồi chức năng cho người khuyết tật và người có nhu cầu đến năm 2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn TP. HCM giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.March 24 at 1:40 pm -
Những vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Theo Tiến sĩ Nandita Shenoy, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Khoa học Nha khoa Manipal, Mangalore (Ấn Độ), các vấn đề tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, bao gồm tổn thương niêm mạc miệng và răng miệng. Dưới đây là 5 tình trạng tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến răng miệng của bạn.March 24 at 1:40 pm -
Lâm Đồng: Tập huấn hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia năm 2025
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn cho 10 huyện, thành phố với sự tham dự của các học viên là cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia.March 23 at 10:14 am -
Chú trọng triển khai công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tại văn bản số 2079/UBND-NCVX ngày 17/3/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác trẻ em năm 2025 trên địa bàn tỉnh.March 22 at 9:06 am