Đại diện Bộ Y tế tìm hiểu số hóa, đào tạo nhân lực y tế và chăm sóc người cao tuổi tại Phần Lan
Số hóa y tế là giải pháp ưu tiên
Phần Lan có nền y tế được số hóa hàng đầu thế giới, được triển khai mạnh mẽ trong gần ba thập niên qua. Y tế được cá nhân hóa thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới và nhiều nguồn thông tin hơn. Mục đích là để ngăn ngừa bệnh tật, cải thiện chẩn đoán và hiệu quả của phương pháp điều trị. Khi thực hiện số hóa y tế, Phần Lan xác định rõ phải bảo đảm quyền riêng tư, cũng như cơ hội bình đẳng được chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người. Phần Lan đã đầu tư vào các trung tâm năng lực y tế và biến dữ liệu y tế được sử dụng thứ cấp một cách dễ dàng và an toàn theo Luật sử dụng thứ cấp năm 2019.
Theo ông Teemupekka Virtanen, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế và Phúc lợi Phần Lan, một trong những điểm nổi bật của số hóa y tế là hệ thống Kanta, giải pháp quốc gia lưu trữ dữ liệu về sức khỏe và phúc lợi của công dân. Bác sĩ kê đơn và dữ liệu đi thẳng đến hiệu thuốc. Hệ thống này theo dõi thuốc đã được mua và đã được sử dụng. 30 triệu đơn thuốc được xử lý hàng năm và lưu trữ.
Hiện nay khoảng 05 triệu người dân Phần Lan tham gia Kanta, nhưng có đến 7 tỷ dữ liệu được lưu trữ. Dữ liệu này giúp nhân viên y tế và người dân quản trị tốt sức khỏe, theo dõi được đường đi của đơn thuốc và việc sử dụng thuốc của bệnh nhân. Người dân tự quản lý dữ liệu của mình qua MyKanta, với nhiều tiện ích như gia hạn đơn thuốc, đăng ký hiến máu, hiến tạng… Phần Lan đang nghiên cứu khả năng tự động hóa và ứng dụng AI vào tất cả các dịch vụ y tế.
Thiếu hụt nhân lực y tế
Báo cáo Tình trạng Y tế ở Liên minh Châu Âu (EU) cho biết Phần Lan có nhiều điều dưỡng hơn và ít bác sĩ hơn so với trung bình của EU. Hiện nay Phần Lan có khoảng 19 điều dưỡng/1.000 dân (EU: 8,5) và 3,6 bác sĩ/1.000 dân (EU: 4). Việc thiếu hụt nhân lực y tế gây nhiều trở ngại cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế thiết yếu, đặc biệt là tại các khu vực vùng sâu vùng xa.
Để khắc phục tình trạng này, như một phần của chương trình quốc gia về thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực, Phần Lan chú trọng đào tạo thêm bác sĩ và điều dưỡng theo chuẩn của EU, duy trì môi trường làm việc lành mạnh cho đội ngũ này. Bà Taina Mäntyranta, cố vấn cao cấp của Bộ Y tế Phần Lan cho biết, nước này cũng mở rộng tuyển dụng điều dưỡng nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Những người này được tạo điều kiện học tập lấy chứng chỉ hành nghề của Phần Lan và học tiếng Phần Lan.
Nhân chuyến thăm Việt Nam vào tháng 01/2025 của Bộ trưởng Bộ Việc làm Phần Lan, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên mời Bộ trưởng tới thăm Bộ Y tế Việt Nam và cùng thảo luận về khả năng tăng cường đưa điều dưỡng Việt Nam sang Phần Lan làm việc.
Chăm sóc người cao tuổi
Là quốc gia có dân số già hóa cao nhất Châu Âu, Phần Lan đặt mục tiêu hỗ trợ người cao tuổi sống tại nhà lâu nhất có thể. Cụ thể, hệ thống y tế Phần Lan quan tâm việc duy trì khả năng vận động chức năng, sử dụng công nghệ, thúc đẩy hòa nhập của người cao tuổi; tạo ra nhà ở thân thiện, môi trường thân thiện đối với người cao tuổi; hỗ trợ tạo mạng lưới liên kết giữa mọi người; thúc đẩy chất lượng dịch vụ nhờ ứng dụng số hóa và công nghệ.
Bà Marjaana Pennanen, Giám đốc Phát triển của Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan cho hay: Hiện 93-94% người cao tuổi của Phần Lan sống ở nhà, 75% trong số này không cần sự hỗ trợ nào. Khoảng 16% người cao tuổi cần cung cấp các dịch vụ như cung cấp bữa ăn tại nhà, dọn nhà, giặt quần áo… Song song với đó, Phần Lan cung cấp các nhà ở cộng đồng cho người cao tuổi. Tại đây cung cấp cho họ nơi ở và các hoạt động tương tác xã hội. Môi trường tại các nhà ở cộng đồng tuyệt đối an toàn, có nhân viên 24/7. Người cao tuổi thích ở đây, họ có thể tự chăm sóc hoặc cần sự trợ giúp phần nào. Tất cả các nhân viên chăm sóc người cao tuổi như điều dưỡng viên hoặc người tới thăm đều được đào tạo và được đánh giá thường xuyên.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác Bộ Y tế đã tới thăm Làng Sofiakyla và HoviCare ở thành phố Nokia. Sofiakyla là nơi chăm sóc trẻ em khuyết tật, còn HoviCare là nơi chăm sóc người cao tuổi. Cả hai đơn vị này đều cung cấp dịch vụ như: Chăm sóc dài hạn và ban ngày tại trung tâm, trợ giúp tại gia đình. HoviCare là mô hình chăm sóc người cao tuổi có bề dầy 35 năm tại Phần Lan, gần đây đã mở rộng hoạt động tới Singapore và Indonesia. Lãnh đạo HoviCare đã tới thăm Đà Nẵng, Việt Nam và mong muốn hợp tác với Bệnh viện 199.
Theo Bộ Y tế
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai: Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi tỉnh Gia Lai chú trọng xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế.December 14 at 10:20 am -
Krông Bông – Đắk Lắk: Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Cư Pui
Ngày 7/12, tại xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình nhân ái đã được tổ chức nhằm hỗ trợ 500 đối tượng chính sách, hộ nghèo và gia đình có người thân chuẩn bị nhập ngũ năm 2025. Sự kiện này không chỉ mang lại sự chăm sóc y tế mà còn lan tỏa tinh thần đoàn kết và truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc.December 10 at 1:42 pm -
Cà Mau: Truyền thông “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024
Ngày 8/12, tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức sự kiện truyền thông “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024.December 10 at 1:42 pm -
Quảng Nam: Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em tuyến huyện, xã thuộc dự án 7 cho hơn 50 cán bộ y tế và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể tuyến huyện, xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.December 9 at 3:01 pm