Chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV
Việc chăm sóc sức khỏe cho những trẻ bị nhiễm HIV cần lưu ý những vấn đề sau:
Ngăn ngừa ốm ở những trẻ bị nhiễm HIV bằng cách cho trẻ được sống trong một môi trường vệ sinh, sạch sẽ, an toàn. Trẻ nhiễm HIV hệ thống miễn dịch bị suy giảm nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác và nếu mắc thì bệnh cũng sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Vì vậy đối với các bệnh đã có vắc xin phòng, cần bảo đảm trẻ được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Với các bệnh thông thường khác, phải cách ly trẻ với những trẻ ốm hoặc những người ốm, nhất là bệnh nhân lao.
Tạo cho trẻ một cuộc sống gia đình khỏe mạnh, tình cảm. Dạy, hướng dẫn cho trẻ biết chăm sóc, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thường xuyên rửa tay, không chơi hoặc ở gần các súc vật nuôi như chó, mèo,... Đánh răng cho trẻ cho tới tận khi chúng có thể tự làm. Mỗi năm hai lần cho trẻ đi khám răng miệng. Dấu hiệu đầu tiên của trẻ nhiễm HIV có thể là những vết đau ở miệng. Hãy báo cho bác sĩ nha khoa để trẻ được thăm khám cẩn thận. Đánh răng cho trẻ đúng cách như bác sĩ nha khoa hướng dẫn.
Về dinh dưỡng, cần cho trẻ được nuôi dưỡng theo một chế độ ăn uống tốt nhất. Nên tham khảo thầy thuốc để lựa chọn loại thức ăn phù hợp với cơ thể trẻ. Những trẻ nhiễm HIV thường biếng ăn, vì vậy nên thay đổi các món ăn đa dạng. Thức ăn cần chế biến kỹ bảo đảm dễ tiêu hóa, ngon miệng.
Hầu hết trẻ đều hiếu động, tuy nhiên cũng cần khuyến khích động viên trẻ rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên. Trẻ nhiễm HIV cần được ngủ nhiều, có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn so với trẻ bình thường khác. Giúp cho trẻ có một cuộc sống bình thường như chơi, tiếp xúc bình thường với những đứa trẻ khác cùng trang lứa. Người thân nên dành nhiều thời gian chơi, nói chuyện, ôm ấp trẻ.
Đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng đúng loại thuốc và uống đúng thời gian, đúng liều lượng. Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy trẻ nhiễm HIV có những triệu chứng như sốt; ho; thở nhanh, khó thở; chán ăn, gầy, sụt cân nhanh; xuất hiện những đốm trắng hoặc những vết đau trong miệng; xuất hiện những mụn không biến mất; đi ngoài phân có máu; tiêu chảy, nôn mửa; tiếp xúc với người bị sởi, lao, thủy đậu hoặc các bệnh lây khác.
Bảo đảm cho trẻ được điều trị và theo dõi liên tục. Trẻ nhiễm HIV vẫn tiếp tục khỏe mạnh trong một thời gian dài, nhưng để theo dõi được diễn biến sức khỏe của trẻ cần thường xuyên cho trẻ được kiểm tra máu. Các tế bào CD4 có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn,vi rút. Ở những trẻ nhiễm HIV, tế bào này bị HIV tấn công phá hủy. Dựa vào kết quả xét nghiệm số lượng tế bào CD4, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
Bác sĩ Bùi Văn Lượng - Thụy Hợp
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm