Cấp cứu nam bệnh nhân sốt xuất huyết biến chứng mất nửa lượng máu trong cơ thể
Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi và sốt nên đã đến cơ sở y tế điều trị. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39 độ C, tiểu cầu giảm sâu chỉ còn 7 G/L (thấp hơn 21 lần so với mức tối thiểu), xuất huyết tiêu hóa lượng lớn khiến phân đen.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được chỉ định truyền khối tiểu cầu để hỗ trợ đông máu. Mặc dù tiểu cầu dần tăng và bệnh nhân bước vào giai đoạn lui bệnh, nhưng tình trạng xuất huyết trong cơ vẫn diễn biến phức tạp. Máu chảy trong các mô cơ thành ngực, cẳng và bàn tay trái khiến vùng cơ căng cứng, đau nhức dữ dội, chuyển màu tím bầm. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mất đến một nửa lượng máu trong cơ thể. Chỉ số huyết sắc tố giảm từ 140 T/L xuống còn 70 T/L, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân chia sẻ, hiện tượng đau nhức khiến mình không thể cử động được cánh tay và thành ngực, với cảm giác ngày càng căng tức không thể chịu đựng nổi.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân
ThS.BS Đặng Hoàng Điệp - Khoa Cấp cứu cho biết: Huyết sắc tố (Hgb) là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Khi chỉ số này giảm sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao nếu không được can thiệp kịp thời.
Đến ngày thứ 9 của bệnh, tình trạng bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Tiểu cầu đã tăng lên 57 G/L, xuất huyết tiêu hóa tạm thời ổn định và không xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết mới. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng xuất huyết trong cơ của bệnh nhân vẫn cần được theo dõi chặt chẽ vì đây là biến chứng khó kiểm soát, không thể xử lý bằng các biện pháp thông thường như thắt mạch hay băng ép. Việc điều trị tập trung vào truyền các chế phẩm máu để duy trì các yếu tố đông máu; chỉ số huyết sắc tố ổn định đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã được ra viện. Trường hợp của bệnh nhân này là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, đặc biệt là biến chứng chảy máu trong cơ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, không chỉ cứu sống người bệnh mà còn giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Bác sĩ Điệp nhấn mạnh, người dân cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như: Chảy máu bất thường, mệt, bứt rứt hay vật vã; khó thở hay bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản có thể nhanh chóng tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.
Mạnh Hà

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cần Thơ: Quận Bình Thủy hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025
Từ ngày 1/5 đến 31/5, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, với chủ đề “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”.May 23 at 1:34 pm -
Gia Lai: Lan tỏa ý nghĩa từ những lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em khó khăn
Từ đầu tháng 4 đến nay, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai đã phối hợp tổ chức nhiều lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, góp phần trang bị kỹ năng phòng, chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong mùa hè – thời điểm thường xảy ra nhiều tai nạn thương tâm liên quan đến sông, hồ.May 22 at 2:18 pm -
Long An: Ưu tiên nguồn lực, hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em
UBND tỉnh Long An vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025 với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến ngày 30/6 trên phạm vi toàn tỉnh.May 20 at 2:11 pm -
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am