Cần Thơ: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Trong tháng hành động, gồm có các hoạt động: Ban chỉ đạo các cấp tổ chức hội nghị triển khai; mỗi quận, huyện tổ chức 1 xe tuyên truyền, cổ động động hưởng ứng ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12; tăng cường truyền thông trực tiếp và gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tổ chức các sự kiện truyền thông tại các trường học, khu công nghiệp... nhằm thu hút sự quan tâm của lực lượng thanh niên trẻ. Đồng thời, truyền thông, tư vấn tại các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; tập huấn truyền thông, cung cấp thông tin cho người phát ngôn và lãnh đạo đơn vị, cán bộ truyền thông các cấp, cán bộ truyền thông trong các cơ sở khám chữa bệnh. Xây dựng các panô, treo băng rôn ở các địa điểm công cộng, các trục đường chính, cửa ngõ thành phố, xã, phường, thị trấn và cổng các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; treo 350 phướn ở con đường truyền thông.

Ông Phạm Phú Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ phát biểu chỉ đạo hội nghị
Ngành y tế đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và kiện toàn, củng cố hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến, cung cấp bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm. Tăng cường giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo tính sẵn có, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Tại hội nghị triển khai, ông Huỳnh Thượng Đỉnh - Phó Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ có tham luận một số giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong học sinh sinh viên. Theo đó, công tác truyền thông phòng chống HIV cần xác định đúng nhóm đối tượng để có biện pháp truyền thông cho phù hợp; đa dạng cách thức cung cấp vật tư phòng chống HIV/AIDS; nâng cao chất lượng vật tư phòng chống HIV/AIDS hay nói cụ thể hơn là nâng cao chất lượng: Bao cao su, gel bôi trơn,… để tránh tình trạng vật tư được cấp phát nhưng không sử dụng được, hoặc sử dụng không đáp ứng nhu cầu cảm xúc nên không được sử dụng, gây ra lãng phí. Đồng thời, truyền cảm hứng bằng ứng dụng mạng xã hội qua các nhân vật được nhiều người biết đến/người nổi tiếng; nhà trường tiếp tục hỗ trợ triển khai hoạt động truyền thông từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, dự án và triển khai nhiều hoạt động truyền thông mới thú vị, thực tiễn hơn để thu hút các bạn sinh viên tham gia.

Ông Huỳnh Minh Trúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ triển khai Kế hoạch tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Ông Phạm Trương Kim Dương - Trưởng nhóm CBO G-link Cần Thơ cho biết, truyền thông tại cộng đồng do các tổ chức cộng đồng (CBO) thực hiện không chỉ truyền tải thông tin mà còn tạo ra sự thấu hiểu, chia sẻ và hành động. Những chiến dịch truyền thông tại cộng đồng hiệu quả đã giúp nâng cao hiểu biết về HIV/AIDS, xét nghiệm, tự xét nghiệm, dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, thông điệp K = K, từ đó khuyến khích cộng đồng người có nguy cơ cao chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đến với dịch vụ PrEP, chủ động kiểm tra HIV định kỳ và xóa bỏ sự kỳ thị với những người sống chung với HIV.

Ông Phạm Văn Nghĩa - Phó Giám đốc Bệnh viện Huyết học – Truyền máu TP. Cần Thơ phát biểu tại hội nghị
Ông Dương cũng đề nghị, thời gian tới, ngoài việc phát huy thành tựu của các hoạt động truyền thông trực tiếp cộng đồng, cần tăng cường và phát huy ứng dụng công nghệ số, sử dụng mạng xã hội và các nền tảng video trực tuyến để truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và hấp dẫn, tạo cơ hội cho nhiều người tiếp cận thông tin một cách thuận tiện. Đồng thời, tham mưu cho lãnh đạo khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ xây dựng các chiến dịch truyền thông sáng tạo đồng loạt có sự tham gia của tất cả các CBO để tạo nên hiệu ứng lan tỏa nhiều hơn nữa đặc biệt trong tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS này.

Ông Phạm Trương Kim Dương - Trưởng nhóm CBO G-link Cần Thơ báo cáo tham luận triển khai truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho đối tượng có nguy cơ cao tại cộng đồng
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Phạm Phú Trường Giang - Phó giám đốc Sở Y tế TP. Cần Thơ cho biết: Số ca HIV phát hiện mới trong hai năm nay đang tiếp tục giảm, số tử vong cũng giảm, giảm sự kỳ thị phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, tăng tỷ lệ kết nối điều trị ARV và tăng số lượng khách hàng nguy cơ cao tiếp cận các can thiệp nhất là điều trị PrEP, tư vấn xét nghiệm HIV và điều trị ARV. Cần Thơ liên tục nhiều năm liền giữ vững không có trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV.

Ông Dáp Thanh Giang - Trưởng khoa Phòng chống HIV/AIDS phát biểu tại hội nghị
Hưởng ứng tháng hành động, bác sĩ Phạm Phú Trường Giang yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp ban, ngành, đoàn thể tăng cường công tác truyền thông, hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS; tham mưu Ban Chỉ đạo 138, Sở Y tế thực hiện kiểm tra giám sát các địa phương, đơn vị triển khai tháng hành động. Ban Chỉ đạo 138 quận/huyện gấp rút xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch tháng hành động ngay sau hội nghị cấp thành phố; quan tâm chỉ đạo các xã/phường/thị trấn trên địa bàn triển khai thực hiện thành công tháng hành động và bố trí thêm kinh phí cho các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS.

Ông Huỳnh Thượng Đỉnh - Phó Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ có tham luận một số giải pháp tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên
Trung tâm y tế quận/huyện chỉ đạo trạm y tế, mạng lưới cộng tác viên, nhân viên tiếp cận cộng đồng tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS; đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ thay đổi hành vi, thực hiện hành vi an toàn, phòng chống lây nhiễm HIV, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS. Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế thực hiện treo băng rôn hưởng ứng Tháng Hành động và tăng cường triển khai hoạt động có liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Quỳnh Chi

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm