Cà Mau: Thống nhất kế hoạch và kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2025
Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi chưa xảy ra dịch bệnh
Thực hiện bắt buộc tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm: Nhu cầu sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm trong năm 2025 dự kiến là 500.000 liều/năm. Loại vắc xin sử dụng: Cúm gia cầm A/H5N1. Đối tượng tiêm phòng: Gà, vịt, vịt xiêm (đẻ trứng giống, trứng thương phẩm, nuôi lấy thịt).
Đối với bệnh lở mồm long móng trên gia súc, tai xanh trên heo, thực hiện tiêm các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc và thường xuyên cho đàn gia súc (heo): Dịch tả cổ điển, phó thương hàn, tụ huyết trùng để loại trừ những bệnh này kế phát khi có dịch bệnh tai xanh trên heo người chăn nuôi tự chịu mọi chi phí tiêm phòng. Hướng dẫn tuyên truyền để người chăn nuôi tự tiêm phòng cho đàn vật nuôi thành 2 đợt chính trong năm: Đợt 1 (từ tháng 2 - 5), đợt 2 (từ tháng 8 - 11). Ngoài 2 đợt tiêm chính nêu trên, người chăn nuôi cần có kế hoạch và tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi phát sinh trước và sau các đợt tiêm chính, bảo đảm tiêm vắc xin cho tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện phải tiêm phòng.

Năm 2025, dự kiến nhu cầu sử dụng vắc xin phòng bệnh cúm là 500.000 liều/năm
Bệnh dịch tả heo (lợn) châu Phi: Dự kiến tiếp tục tổ chức thực hiện tiêm phòng 3.000 liều vắc xin dịch tả heo châu Phi cho đàn heo địa phương trong việc áp dụng giải pháp trong kiểm soát bệnh dịch tả heo châu Phi (tiêm phòng chủ động tại vùng nguy cơ cao, vùng dịch) theo đúng hướng dẫn của Cục Thú y và nhà sản xuất.
Các loại dịch bệnh khác trên đàn gia súc, gia cầm (dịch tả cổ điển heo, xoắn khuẩn, newcastle và bệnh nhiệt thán): Thực hiện việc tổ chức phòng chống dịch bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò: Trong điều kiện chưa có dịch bệnh, người chăn nuôi phải chịu chi phí tiêm vắc xin viêm da nổi cục. Đồng loạt tiêm cho trâu, bò trong diện tiêm trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tiêm đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng. Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin viêm da nổi cục nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ) trong phạm vi bán kính tối thiểu 10 km tính từ ổ dịch viêm da nổi cục hoặc theo địa giới hành chính cấp huyện của địa phương có dịch bệnh viêm da nổi cục và huyện liền kề xung quanh địa phương có dịch bệnh viêm da nổi cục. Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ chi phí tiêm phòng.
Các giải pháp khi xuất hiện dịch bệnh
Thực hiện khẩn trương, đồng bộ các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo quy định hiện hành. Đối với ổ dịch động vật trên cạn xử lý theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BNNPTNT ngày 16/11/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và các văn bản chỉ đạo khác.
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2025
Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra và kịp thời khống chế, dập dịch ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, lây lan trên diện rộng. Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam các bệnh mới nổi.
Phòng bệnh là chính, dựa trên cơ sở quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh kết hợp với thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh. Chủ động dự trữ hóa chất, trang thiết bị phục vụ công tác dập dịch, xử lý khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Nguyệt Thanh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm