Cà Mau chủ động phòng bệnh dại lây sang người

Từ đầu năn đến nay, trên toàn tỉnh Cà Mau đã ghi nhận 14 ổ dịch dại trên đàn chó, cho thấy tình hình bệnh dại đang diễn biến phức tạp nguy cơ bệnh dại lây sang người là rất cao nếu không chủ động phòng, tránh.
16:02 | 18/09/2023

Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương do vi rút dại gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Động vật và người khi đã lên cơn dại đều dẫn đến tử vong, do đó chủ động phòng bệnh dại là rất quan trọng.

chủ động phòng bệnh dại là rất quan trọng (ảnh minh họa)

chủ động phòng bệnh dại là rất quan trọng (ảnh minh họa)

Để phòng bệnh dại, người dân khi nuôi chó, mèo cần xích, nhốt và rọ mõm khi ra đường, tiêm vắc xin cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch; không đùa nghịch với chó, mèo; cách ly, theo dõi chó, mèo và thông báo cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương khi nghi ngờ mắc bệnh dại; xử lý chó, mèo lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực có dịch; người có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Đặc biệt, khi bị chó, mèo cắn nên việc xử trí vết thương và điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, cần rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước sạch ít nhất 15 phút; sát khuẩn bằng cồn từ 45 - 70 độ, cồn i-ốt hoặc rượu; hạn chế làm dập vết thương hay làm tổn thương rộng hơn; không băng bó đắp thuốc kín vết thương; nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm huyết thanh kháng dại.

Minh Khang

 
comment Bình luận