Bộ trưởng Y tế: Cần tiếp tục thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế
Bà Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo tại Quốc hội
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan vừa thay mặt Chính phủ có báo cáo tiếp thu, giải trình về luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi.
Trong báo cáo dài hơn 30 trang, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan dành riêng một phần để báo cáo về tự chủ tài chính trong các bệnh viện, trong đó nêu ra hàng loạt các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ từ chuyên môn, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm cho tới tài chính.
Theo đó, về tài chính, bà Lan cho biết, nguồn tài chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa phải tuân thủ các quy định của luật Ngân sách Nhà nước và vừa phải tuân thủ các quy định của luật Đầu tư công nên sẽ phải thực hiện theo nhiều quy trình, thủ tục.
Điều này dẫn đến hạn chế mức độ tự chủ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của đơn vị, đặc biệt là đối với nguồn thu được để lại để cơ sở sử dụng theo quy định.
Báo cáo dẫn việc mua sắm thuốc, trang thiết bị do phả thực hiện theo cơ chế đấu thầu với quy trình, thủ tục gồm nhiều bước mà theo phản ánh của các cơ sở thông thường mất từ 6 - 8 tháng nhưng thời gian ký hợp đồng cũng chỉ có 1 năm.
“Điều này dẫn đến việc các cơ sở mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc đấu thầu nhưng vẫn không bảo đảm tính kịp thời trong cung cấp thuốc, trang thiết bị y tế cho người bệnh”, bà Lan nêu trong báo cáo.
Về giá khám chữa bệnh, bà Lan cho hay, việc thực hiện lộ trình tính đủ giá dịch vụ y tế còn chậm dẫn đến bệnh viện phải có "2 bảng giá": Một là giá khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế (BHYT) và giá khám chữa bệnh không có BHYT (theo mức giá chưa tính chi phí quản lý, khấu hao) và hai là giá dịch vụ theo yêu cầu áp dụng cho khu vực vay vốn, liên doanh, liên kết, xã hội hóa.
Bộ trưởng Y tế cho biết, nguyên nhân của việc chậm tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế là do còn nhiều vướng mắc trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, như việc giám định các chi phí kết cấu trong giá, không thanh toán các chi phí chưa sử dụng hết định mức nhưng không bổ sung các chi phí chưa tính hoặc tính chưa đủ trong định mức và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng, do kết cấu chi phí tiền lương theo ngạch, bậc và lương tối thiểu vào giá dịch vụ thấp, nên cơ chế chi trả tiền lương tăng thêm cho cán bộ y tế phụ thuộc vào phần tiết kiệm chi và chi tăng thêm sau chi phí.
Điều này tạo áp lực cho các cơ sở y tế, buộc các đơn vị bằng mọi cách tiết kiệm, thậm chí cắt giảm quyền lợi của người bệnh hoặc chỉ định quá mức cần thiết để có nguồn chi lương tăng thêm.
Từ các phân tích nói trên, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đưa ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong cơ chế tự chủ bệnh viện.
Cụ thể, đối với luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Bộ trưởng Y tế đề nghị thiết kế một mục quy định về tài chính y tế nhằm tháo gỡ một phần vướng mắc và làm cơ sở pháp lý cho triển khai thực tế.
Về lâu dài, bà Lan đề nghị cần nghiên cứu ban hành đạo luật về đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, quy định quyền, nghĩa vụ các chủ thể tham gia cung ứng dịch vụ công, gồm cả công lập lẫn ngoài công lập.
Về tổ chức bộ máy, bà Lan kiến nghị ban hành quy định để các bệnh viện có quy mô lớn, có thương hiệu, có khả năng xã hội hóa cao được vay vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết đầu tư các bệnh viện mới ngoài bệnh viện công hiện có.
Về số lượng người làm việc, Bộ trưởng Y tế đề xuất các đơn vị đã tự chủ chi thường xuyên được quyết định số lượng người làm việc và không tính trong tổng số biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách thuộc lĩnh vực y tế - dân số của bộ, ngành, địa phương và không yêu cầu giảm biên chế theo nghị quyết của T.Ư.
Về tài chính, Bộ trưởng Y tế đề nghị tiếp tục thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Cụ thể cuối năm 2019 thực hiện mức giá có tính chi phí quản lý, năm 2020 thực hiện mức giá bao gồm cả khấu hao (tuy nhiên tới nay chưa thực hiện được - PV).
Bà Lan cũng đề nghị sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước giảm cấp cho các bệnh viện để nâng mức đóng BHYT và mức hỗ trợ các đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sử dụng điện hiệu quả và an toàn trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng mạnh, đặc biệt là các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện và tủ lạnh phải hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng tăng cao không chỉ gây áp lực lên tài chính gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về điện nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.May 13 at 1:05 pm -
Đắk Lắk: Tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em trong dịp hè
Nhằm hạn chế những vụ đuối nước thương tâm trong dịp nghỉ hè, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai đa dạng các hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng phòng, chống đuối nước nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.May 13 at 11:30 am -
Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4533/UBND-KGVX, gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Công văn số 2484/BYT-KCB ngày 25/4/2025 của Bộ Y tế về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 11 at 9:45 am -
TP. HCM: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Văn phòng UBND TP. HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.May 11 at 9:45 am