Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh: “Thân thiện – Tận tâm – Hiệu quả” – Lời cam kết từ trái tim
Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh đã xây dựng giá trị cốt lõi “Thân thiện – Tận tâm – Hiệu quả”, trở thành lời cam kết sâu sắc đối với người dân và cộng đồng. Nhân dịp kỷ niệm hơn 45 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng TTƯT.BS.CKII Đỗ Tân Khoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện, để hiểu rõ hơn về cam kết này và định hướng phát triển của bệnh viện.
Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2024 với chủ đề “Phát triển Y Dược học cổ truyền theo định hướng chuyên sâu”
Phóng viên (PV): Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể chia sẻ rõ hơn về giá trị cốt lõi “Thân thiện – Tận tâm – Hiệu quả”?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Đây là giá trị cốt lõi, là cam kết mà các thế hệ lãnh đạo và nhân viên Bệnh viện Y học cổ truyền TP. Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng, phát triển, trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng của bệnh viện.
Thân thiện: Chúng tôi luôn tiếp đón người dân với sự thân thiện, cởi mở. Đây không chỉ là nền tảng để người bệnh và người thầy thuốc chia sẻ những vấn đề sức khỏe. Thân thiện trong giao tiếp tạo tiền đề cho sự hợp tác phát triển với các đối tác trong và ngoài nước.
Tận tâm: Chăm sóc người bệnh với tất cả sự tận tình, chu đáo như đối với người thân trong gia đình.
Hiệu quả: Chúng tôi cam kết mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng cả về thể chất lẫn tinh thần, tạo niềm tin của người dân với y học cổ truyền.
Những giá trị này không chỉ là kim chỉ nam mà còn là niềm tự hào của bệnh viện qua nhiều thế hệ, được bệnh viện tiếp tục làm phong phú thêm, là cơ sở tạo nên sự phát triển bền vững cho bệnh viện.
PV: Để giá trị cốt lõi trở thành nền tảng bền vững, bệnh viện đã thực hiện những định hướng gì, thưa bác sĩ?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Bệnh viện đã xây dựng nhiều kế hoạch phát triển nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và văn hóa bệnh viện, tập trung vào ba yếu tố:
Văn hóa an toàn: Đảm bảo môi trường y tế an toàn và hiệu quả cho cả người bệnh và nhân viên.
Văn hóa hài lòng: Không ngừng cải tiến để tăng mức độ hài lòng của người bệnh.
Văn hóa chất lượng: Cải thiện toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc đổi mới và sáng tạo.
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về giải pháp nền tảng để giúp bệnh viện phát triển?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Đảng ủy và Ban Giám đốc cùng thống nhất xây dựng định hướng phát triển bệnh viện theo tiêu chí “Toàn diện – Bền vững – Có trách nhiệm với cộng đồng”.
Toàn diện: Chúng tôi tập trung phát triển đồng bộ ba lĩnh vực chính: Y, Dược và nâng cao năng lực quản trị.
- Y học: Kết hợp tinh hoa giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Phát triển chuyên sâu công tác khám bệnh, điều trị.
- Dược học: Phát triển các sản phẩm thuốc đạt chuẩn GMP-WHO, đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng đạt chuẩn cùng tăng cường hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm.
- Quản trị: Đẩy mạnh số hóa, xây dựng mô hình bệnh viện thông minh.
Bền vững: Tập trung vào phát triển chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng đáp ứng cho phát triển chuyên sâu, bền vững bước về tài chính.
Trách nhiệm với cộng đồng: Đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ tuyến y tế cơ sở, chăm lo cho người nghèo và đối tượng chính sách.
TTƯT.BS.CKII Đỗ Tân Khoa giới thiệu sản của bệnh viện với Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại VIETRAMED EXPO 2024
PV: Trong thực hiện định hướng phát triển bền vững, đâu là các ưu tiên cho định hướng này?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Có thể tóm tắt thành ba trụ cột:
Phát triển nguồn nhân lực: Con người luôn là tài sản quý giá nhất của bệnh viện. Chúng tôi phát triển nguồn nhân lực bằng tập trung nâng cao chuyên môn, kỹ năng quản lý và trình độ chính trị thông qua đổi mới đào tạo và hợp tác quốc tế.
Cơ sở hạ tầng: Hoàn thiện các khu nhà N1, N4 và đầu tư trang thiết bị hiện đại theo định hướng chuyên sâu để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh.
Tài chính bền vững: Tăng nguồn thu từ các dịch vụ y tế chuyên sâu, sản xuất dược phẩm và hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời giảm lãng phí, tăng tiết kiệm thông qua quản lý hiệu quả.
PV: Là đơn vị trách nhiệm với cộng đồng, bệnh viện đã có những hoạt động nổi bật nào gần đây?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, bệnh viện đã tham gia tích cực vào công tác chống dịch, hỗ trợ y tế tuyến cơ sở, và chăm lo cho người nghèo. Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người lớn tuổi, người nghèo và đối tượng chính sách. Cùng với đó, bệnh viện luôn tích cực đóng góp cho sự phát triển của ngành Y học cổ truyền, đóng góp tích cực với sự phát triển của thành phố, sự phát triển của ngành y tế TP. Hồ Chí Minh
PV: Cuối cùng, bác sĩ có điều gì muốn nhắn gửi đến cộng đồng và đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện?
BS.CKII Đỗ Tân Khoa: Cam kết “Thân thiện – Tận tâm – Hiệu quả” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của bệnh viện. Chúng tôi luôn cố gắng làm tốt hơn cam kết qua mỗi ngày, phát huy vẻ đẹp và trách nhiệm của người thầy thuốc trong sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.
PV: Xin cảm ơn ông!
Cao Ánh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Bộ Y tế ban hành "Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động"
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, Bộ Y tế đã xây dựng “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động” nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức, dự phòng bảo vệ sức khoẻ trong mùa lạnh.February 7 at 4:29 pm -
Quảng Nam đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, an toàn và tiết kiệm
Vừa qua, tại hội trường UBND tỉnh Quảng Nam, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đầu xuân nghe báo cáo tình hình tổ chức đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.February 6 at 12:58 pm -
Cách thanh lọc đường ruột ngày Tết
Đường ruột là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 5 cách thanh lọc đường ruột trong dịp Tết.February 2 at 10:29 am -
Những lưu ý cho người bệnh thận trong dịp Tết
Giò, chả, bánh chưng, ô mai, mứt, rượu, bia... là những món ăn, đồ uống đặc trưng của ngày Tết cổ truyền. Với thanh niên, người khỏe mạnh, khả năng tiêu hóa tốt thì việc dạ dày “quá tải” một chút ngày Tết là chuyện nhỏ, nhưng đối với người bệnh thận thì nên ăn uống Tết như thế nào? Có nên ngoảnh mặt làm ngơ với tất cả hương vị của Tết hay thả sức tận hưởng khi cả năm mới có một lần?February 1 at 12:49 pm