Bà đẻ sau sinh bao lâu thì ăn được cua đồng?
Mẹ sau sinh có nên ăn cua không?
Cua được xem là món ăn giải nhiệt, ngon, bổ, rẻ, được chế biến nhiều vào mùa hè. Không chỉ giàu dinh dưỡng, canxi, tốt cho xương, trong đông y, cua đồng còn được dùng để hỗ trợ trị ứ huyết, tan máu bầm khi bị chấn thương.
Tuy nhiên, không phải ai ăn cua cũng tốt, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Cua có vị mặn, tính hàn, hơi độc… không thích hợp với hệ tiêu hóa mới sinh còn yếu của mẹ. Do đó, sau khi sinh mẹ không nên ăn cua, gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.
Sau sinh mẹ không nên ăn cua
Không chỉ sau sinh, mẹ bầu cũng không nên ăn cua
Thời gian gần đây có nhiều thông tin cho rằng, mẹ bầu ăn cua có thể gây sảy thai. Vì trong cua đồng chứa chất có tác dụng phá khối u, làm tan máu kết cục nên đông y khuyến cáo những người có thai yếu không nên ăn cua, gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sinh non.
Những đối tượng sau cũng không nên ăn nhiều cua đồng:
– Người đau ốm mới bình phục, hệ tiêu hóa còn yếu.
– Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn, sợ lạnh, bụng yếu, dễ bị tiêu chảy.
– Người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều cua vì trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol.
– Để làm giảm bớt tính hàn, có thể ăn cua cùng với lá tía tô, gừng.
Không nên ăn cua trong các trường hợp
– Cua không còn tươi sống hoặc đã chết: những người ăn cua chết có thể bị ngộ độc, nôn mửa, đau bụng vì cua chết tiết ra nhiều histidine không tốt cho cơ thể.
– Cua đã nấu chín nhưng để lâu: dễ bị nguội, tanh, ôi thiu, nhiễm khuẩn, ăn vào cũng không tốt, đặc biệt là những người bụng yếu.
– Cua sống: trong thịt cua có nhiều sán, ký sinh trùng, vì vậy ăn cua sống cơ thể dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này. Vì vậy, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Không chỉ có cua, những món hải sản khác thì sao? Sau sinh bao lâu thì ăn được?
Hải sản là món ăn yêu thích của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, sau sinh là khoảng thời gian quan trọng để mẹ phục hồi sức khỏe cũng như bổ sung dưỡng chất cho bé bú. Vì vậy, mẹ nên chú ý chế độ ăn uống, đặc biệt là với những món hải sản: cua, ốc, nghêu, sò…
Mặc dù hải sản nhiều dưỡng chất, bổ sung hàm lượng canxi cao nhưng đều có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Vì vậy, mẹ muốn ăn hải sản cần phải chú ý kiêng ít nhất 6 tuần, khi hệ tiêu hóa đã khỏe hơn. Còn đối với các mẹ sinh mổ, nên kiêng ít nhất 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.
Sau sinh mẹ nên kiêng ăn hải sản ít nhất 6 tháng
Không phải cua, đây mới là những món mẹ nên ăn sau sinh
Sau sinh, mẹ nên đưa vào khẩu phần ăn của mình những món có lợi cho cả mẹ và bé như:
– Bí đỏ: loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm…. giúp phòng ngừa chứng thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm táo bón. Đặc biệt, mẹ sau sinh ăn bí đỏ còn hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da, giảm mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm.
– Ngải cứu: đặc biệt là món ngải cứu với trứng gà, giúp mẹ bồi bổ cơ thể rất tốt, hỗ trợ làm đẹp da, giảm mỡ bụng hiệu quả. Tuy nhiên, cũng chỉ nên ăn 3 lần/tuần vì ngải cứu có tính nóng, ăn nhiều dễ gây táo bón.
– Nhóm thực phẩm “cứu tinh” cho mẹ ít sữa: Rau cải cúc (nấu với thịt băm), rau ngót, đu đủ xanh (hầm xương hoặc móng giò), thì là, sung, cà chua…
– Bên cạnh đó, mẹ nên ăn nhiều thức ăn có protein, ít mỡ, bổ sung chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, củ quả. Sau sinh ăn chuối tiêu, hồng xiêm hay bưởi… đều có công dụng rất tốt.
– Hạn chế ăn đồ dầu mỡ, chiên, rán, đồ ăn nhanh, không đảm bảo vệ sinh cũng như dinh dưỡng.
– Tránh các món ăn cay, tỏi, ớt, chất cồn như rượu, bia …. có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm