Dù nhiều canxi và protein nhưng bà bầu ăn đậu phụ cần lưu ý tác dụng phụ này
Đậu phụ chứa nhiều protein và cung cấp canxi nhưng liệu có tốt cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn đậu phụ tốt không hay có ảnh hưởng tới thai nhi không?
14:24 | 17/03/2020
Đậu phụ là món ăn phổ biến hàng ngày chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ăn đậu phụ sao cho hợp lý, đặc biệt là các thai phụ.
Bà bầu ăn đậu phụ có tốt không?
Trong đậu phụ chứa tới 8 axit amin thiết yếu cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu có lợi cho phụ nữ mang thai.
Đậu phụ có thể đóng góp một lượng lớn protein cần thiết cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ, đóng góp vào sự hình thành tế bào thai nhi.
Hàm lượng canxi dồi dào trong đậu phụ cung cấp tới 10% lượng canxi cơ thể cần hàng ngày, hỗ trợ sự phát triển hệ xương và răng cho thai nhi, giảm nguy cơ trẻ thấp còi.

Đậu phụ rất giàu mangan, đồng và sắt giúp tổng hợp huyết sắc tố trong cơ thể. Đặc biệt sắt trong đậu phụ giảm tỷ lệ trẻ sinh non và sinh non nhẹ cân.
Đậu phụ là nguồn thay thế tuyệt vời cho các mẹ bầu bị dị ứng với cá. Đậu phụ cũng chứa các axit béo có tác dụng ngăn hình thành cục máu động, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Mặt khác, ăn đậu phụ giúp làm giảm cholesterol xấu đồng thời duy trì hàm lượng lipid khỏe mạnh cho bà bầu, đặc biệt các thai phụ bị thừa cân béo phì.
Kẽm có trong đậu phụ có chức năng tái tạo tế bào, thúc đẩy tăng trưởng mô và điều chỉnh các enzyme. Vitamin E trong đậu phụ có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy miễn dịch của người mẹ.
Đậu phụ làm từ đậu nành do đó chúng rất giàu chất isoflavones có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, làm sạch các gốc tự do đồng thời tăng mật độ khoáng xương rất có lợi cho phụ nữ mang thai, giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.
Bà bầu ăn đậu phụ đề phòng nguy cơ gì?
Dù cũng có khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng ăn đậu phụ khi mang thai cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm.
Bà bầu gặp vấn đề liên quan đến tuyến giáp không nên ăn đậu phụ. Nguyên nhân bởi thành phần isoflavone có tác động không tốt lên tuyến giáp, gây bất lợi cho thai kỳ.
Ăn đậu phụ quá nhiều không có lợi, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa tiêu chảy hoặc táo bón.

Chất ức chế trypsin trong đậu phụ tác động tới khả năng hấp thụ protein, có thể làm rối loạn tuyến tụy. Bà bầu có bệnh lý về tiêu hóa, tuyến tụy càng không nên ăn.
Ăn đậu phụ quá nhiều có thể gián tiếp hình thành sỏi thận. Bởi đậu phụ rất giàu oxalat, khi ăn vào chúng được hấp thụ qua nước tiểu, kết hợp với canxi kết tủa thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, hình thành sỏi thận.
Chỉ nên ăn đậu phụ với lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều gây cản trở hấp thu chất khoáng. Nguyên nhân bởi đậu phụ chứa axit phytic, liên kết với các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, canxi, magiê ngăn đường ruột hấp thu các chất này. Thậm chí nếu ăn quá nhiều đậu phụ kết hợp với các chất khoáng có thể ngưng tụ lại, khiến cơ thể không thể chuyển hóa.
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/03/11/How to make Tofu (Easy)_11032020142141.mp4[/presscloud]
Hướng dẫn cách làm đậu phụ tại nhà
Hà Ly (t/h)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM và Pháp tăng cường hợp tác đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, khoa học công nghệ
Sáng 27/5, sự kiện French Tech Summit Việt Nam (FTSV 2025) đã diễn ra tại TP. HCM, do La French Tech Vietnam tổ chức, với sự đồng hành của đối tác chiến lược AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu). Sự kiện thu hút hơn 1.500 đại biểu, 80 đơn vị triển lãm và 40 startup từ Pháp và Việt Nam, cùng tham dự Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Văn Dũng.May 29 at 11:42 am -
TH True Milk – “Chuẩn sạch” trên nhãn, “vượt rào” quảng cáo?
TH True Milk đang quảng cáo sai sự thật hàng loạt sản phẩm. Các cụm từ “tăng cường miễn dịch”, “giúp phát triển trí não”, “sữa sạch tốt cho gan” xuất hiện trên bao bì và tràn lan mạng xã hội nhưng chưa thấy bất kỳ xác nhận nào từ Bộ Y tế.May 29 at 11:35 am -
Đắk Lắk: Báo động tình trạng xâm hại trẻ em, cần tăng cường giải pháp bảo vệ
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 243 vụ xâm hại trẻ em, gây hậu quả nghiêm trọng: 20 em mang thai, 22 em bị thương tích, 3 em tử vong và nhiều trường hợp rối loạn tâm thần, để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.May 29 at 9:50 am -
Tiền Giang: Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
Sáng 27/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25/5/2025 - 30/5/2025).May 28 at 2:35 pm