Nhà nước phải chi tiền tỷ nghiên cứu sinh phẩm PCR, Sao Thái Dương mang bán 300.000 đồng/test

Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2”được giao cho Công ty cổ phần Sao Thái Dương với tổng kinh phí lên đến 3,6 tỉ đồng.
11:22 | 05/01/2022

Website của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây thông tin chi tiết  chi tiết về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với tên gọi “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2” (Ảnh chụp màn hình)

Trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây thông tin chi tiết chi tiết về nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với tên gọi “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2”, mã số ĐTĐL.CN.59/20.

Theo thông tin đăng tải, chủ nhiệm của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia này lại là DS. Nguyễn Hữu Thắng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương.

Công ty cổ phần Sao Thái Dương cũng là đơn vị tổ chức chủ trì nhiệm vụ. Thời gian thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 04/2021.

Đáng nói, tổng kinh phí của nhiệm vụ khoa học này là 3,6 tỉ đồng, trong đó 1,8 tỉ đồng lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học (SNKH), 1,8 tỉ đồng huy động từ nguồn khác.

Chủ nhiệm của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2” là ông Nguyễn Hữu Thắng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương. Công ty cổ phần Sao Thái Dương cũng là đơn vị tổ chức chủ trì nhiệm vụ.

Mục tiêu của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2” nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2; Đánh giá tiền lâm sàng, lâm sàng sinh phẩm  realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2.

Theo Báo cáo tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2” do ông Ngô Văn Thiểm – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương ký và đăng tải công khai trên website của Bộ Khoa học và Công nghệ, thì nhiệm vụ khoa học này được đánh giá là đạt.

Theo tìm hiểu của phóng viên, kinh phí SNKH nằm trong ngân sách nhà nước cấp cho đầu tư cho KH&CN. Nói cách khác, trong tổng kinh phí 3,6 tỉ đồng để thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thì 50% là từ ngân sách nhà nước.

Một câu hỏi được đăt ra: Tại sao Công ty cổ phần Sao Thái Dương lại được chọn để chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2”?

Báo cáo tự đánh giá nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia “Nghiên cứu hoàn thiện và đánh giá chất lượng sinh phẩm realtime-LAMP phát hiện nhanh SARS-CoV-2” do ông Ngô Văn Thiểm – Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sao Thái Dương ký.

Được biết, ngày 04/12/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 5071/QĐ-BYT cấp phép lưu hành 5 năm đối với bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủng loại LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Cũng tại Quyết định trên, Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủng loại One-Step RT- PCR COVID-19 Kit Thai Duong Multiplex-3 target genes Version 1.0 của Công ty cổ phần Sao Thái Dương.

Tính đến ngày 20/12/2021, Bộ Y tế đã cấp phép 146 sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2, trong đó có 46 sinh phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền (PCR, LAMP) tương tự như sản phẩm của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và Công ty cổ phần Sao Thái Dương (bao gồm 07 sinh phẩm sản xuất trong nước và 39 sinh phẩm nhập khẩu).

Thời điểm Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á niêm yết giá trên Cổng công khai giá là 470.000 đồng/sản phẩm, thì Công ty cổ phần Sao Thái Dương niêm yết giá loại xét nghiệm PCR là 300.000 đồng/test và xét nghiệm LAMP có giá 385.000 đồng/test, Công ty Ampharco U.S.A có giá 179.800 đồng/sản phẩm; có 15 sản phẩm PCR nhập khẩu đã được cấp phép đăng ký và niêm yết giá từ 280.000 đồng đến 600.000 đồng/sản phẩm.

One-Step RT- PCR COVID-19 Kit Thai Duong Multiplex-3 target genes Version 1.0 của Công ty cổ phần Sao Thái Dương.

Thời gian qua, những vụ án gây rúng động trong ngành y, cho thấy sự suy thoái về đạo đức của một số cán bộ ngành này và hiện tượng "sân sau", phạm tội có tổ chức là rất rõ ràng.

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, sai phạm liên quan đến hoạt động đấu thầu không chỉ xảy ra ở các dự án trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, mà ở cả lĩnh vực nhạy cảm, mang tính nhân văn cao như y tế, giáo dục, văn hóa... Những sai phạm này gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội và bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Mới đây, VKSND Tối cao (Vụ 3) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố, lệnh bắt giam của Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đối với bị can Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương) cùng 6 đồng phạm trong vụ “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại CDC Hải Dương.

Trước đó, vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thủ Đức... cho thấy, vấn đề mua sắm máy móc thiết bị y tế, vật tư y tế ở các bệnh viện công, các cơ sở y tế đã trở thành vấn nạn nhức nhối, xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng.

Về vấn đề này, dưới góc nhìn pháp lý, Tiến sỹ - Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, thêm một vụ án gây rúng động trong ngành y tế, cho thấy sự suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống của một số cán bộ trong ngành này và hiện tượng "sân sau", phạm tội có tổ chức là rất rõ ràng. "Đã đến lúc cần dẹp loạn sân sau trong lĩnh vực y tế”, ông Cường nhấn mạnh.

comment Bình luận