Mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối thai kỳ

Một số bà bầu bị nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là không đáng ngại nhưng một số trường hợp lại là dấu hiệu nguy hiểm. Tìm hiểu một số mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối thai kỳ.
16:08 | 20/03/2020
Thông thường, phụ nữ mang thai chỉ bị nôn trong 3 tháng đầu, bởi đây là giai đoạn ốm nghén. Các triệu chứng sẽ qua đi nhưng có thể xuất hiện trở lại trong 3 tháng cuối. Khi đó, bà bầu nên theo dõi các dấu hiệu đề phòng nguy hiểm. Cùng với đó tham khảo một số mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối.
 

Bà bầu bị nôn 3 tháng cuối do đâu?


Trong 3 tháng cuối, thai phụ bị nôn có thể do một số nguyên nhân bệnh lý sau.

Ợ nóng


Ợ nóng hay trào ngược axit dạ dày khá thường gặp ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Axit từ dạ dày trào lên thực quả gây ra cảm giác nóng rát vùng ngực. Hiện tượng xảy ra do hormone làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa gây đau rát vùng thượng vị. Có khi axit trào ngược quá mạnh gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Thai phụ có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chia nhỏ các bữa ăn và tránh thức ăn cay nóng. Chị em không nên sử dụng các thức uốngchứa caffein và không nằm trong tối thiểu 1 tiếng sau khi ăn.
 
Mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối thai kỳ

Chứng tiền sản giật


Biến chứng tiền sản giật thường xảy ra ở tuần thứ 20 của thai kỳ ở 8% phụ nữ mang thai. Khi đó bà bầu xét nghiệm thấy nồng độ đạm trong nước tiểu và huyết áp tăng.

Tiền sản giật có thể gây suy gan, đột quỵ, suy thận, động kinh, ứ dịch trong phổi và tạo ra huyết khối đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vậy làm sao nhận biết nôn do biến chứng tiền sản giật. Khi bà bầu bị nôn 3 tháng cuối kèm triệu chứng như đau bụng, nặng mặt, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì rất có thể đó là dấu hiệu tiền sản giật, cần nhập viện sớm.

Dấu hiệu chuyển dạ


Bà bầu bị nôn 3 tháng cuối có thể là dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ. Khi đó, thai phụ bị nôn kèm theo các triệu chứng đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo... Khi nhận ra các dấu hiệu hãy sửa soạn đồ đạc, chuẩn bị chào đón em bé.

Thay đổi hormone


Sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai là nguyên nhân gây nôn nghén trong 3 tháng đầu và cũng có thể gây nôn trong 3 tháng cuối. Đây hoàn toàn là dấu hiệu sinh lý bình thường không đáng ngại.
 
Mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối thai kỳ
 

Thai nhi lớn nhanh


Thai nhi sẽ phát triển vượt trội trong 3 tháng cuối thai kỳ, làm tử cung to nhanh chèn ép các cơ quan khác trong ổ bụng như ruột và dạ dày của người mẹ. Chính điều này gây ra hiện tượng buồn nôn và ợ nóng. Sự chèn ép này cũng làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên dẫn tới khó tiêu, đầy bụng, chứng ứ trệ dạ dày.
 

Ăn quá nhiều


Bà bầu có thể bị nôn nếu ăn quá nhiều. Bởi trong giai đoạn này hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ do ảnh hưởng của sự chèn ép tử cung vào ruột và dạ dày. Khi ăn vào một lượng lớn thức ăn, dạ dày không thể tiêu hóa kịp sẽ phản ứng đưa ngược trở lại. Do đó chị em nên chú ý ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa.
 
 

Mẹo xử trí cho bà bầu bị nôn 3 tháng cuối


Chị em áp dụng một số mẹo sau để giảm thiểu các triệu chứng nôn và buồn nôn trong 3 tháng cuối.

Chia nhỏ bữa ăn, ăn từng chút một, tránh dùng nhiều chất lỏng đi kèm với bữa ăn. Trong bữa ăn tránh dùng các gia vị cay nóng hay có chứa caffein. Không ăn ngay trước khi đi ngủ.

Nên vận động thường xuyên ở cường độ nhẹ. Nghỉ ngơi nhiều hơn, tranh thủ nghỉ trưa khoảng 1h. Khi nằm nhớ nâng cao đầu hơn để tránh trào ngược dạ dày.

Khi bị nôn, bà bầu nhớ uống nhiều nước. Có thể sử dụng một số loại thảo mộc có tác dụng giảm nôn như bạc hà, gừng và trà chanh. Không nên lạm dụng vitamin B6 để kiểm soát tình trạng nôn.
Nếu nặng hơn, chị em có thể nhờ bác sĩ tư vấn một số loại thuốc chống nôn.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/12/20/meo-tri-dau-rat-co-hong-cho-ba-bau_20122019171035.mp4[/presscloud]
Mẹo trị đau rát cổ họng cho bà bầu
 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận