Món ăn bổ dưỡng, kích thích vị giác cho bà bầu bị nôn nghén nặng

Một số thai phụ chỉ nghén ở mức độ nhẹ nhưng có một số người nghén nặng tới mức không ăn uống được gì. Làm cách nào để khắc phục tình trạng này, thử một số mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu.
19:44 | 20/03/2020
Thông thường phụ nữ có thai chỉ bị ốm nghén, nôn và buồn nôn trong 3 tháng đầu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên có những trường hợp nghén nặng, có thể khiến mẹ bầu suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi. Hãy thử một số mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu.
 

Nguyên nhân gây nghén nặng


Nghén là triệu chứng hầu hết chị em gặp phải khi mang thai. Ở mức độ nhẹ nghén có các biểu hiện đau đầu chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Nôn nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn. Nghén nặng là khi bà bầu ngửi mùi thức ăn cũng sợ, không thể ăn uống được gì, nôn nhiều có thể gây suy kiệt sức khỏe dẫn tới suy dinh dưỡng cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây nghén nói chung là sự thay đổi hoóc-môn từ nhau thai tiết ra khiến bà mẹ thay đổi khẩu vị, không còn ăn uống ngon miệng. Nghén nặng có thể không chỉ trong 3 tháng đầu mà kéo dài trong cả thai kỳ.
 
Mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu bù đắp dinh dưỡng, tránh suy nhược cơ thể

Nghén có thể do khứu giác và hệ tiêu hóa của mẹ bị thay đổi. Bà mẹ quá nhạy cảm với các loại mùi lạ như nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… chỉ cần ngửi thấy chúng là buồn nôn. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi hoóc-môn progesterone gây ra chứng chậm tiêu hóa, đầy bụng, trào ngược dạ dày cũng dẫn đến nôn.

Theo các bác sĩ, nghén nặng có thể là dấu hiệu bà bầu mang đa thai hoặc chửa trứng (trứng hỏng nhưng gai rau vẫn phát triển nhờ máu mẹ). Nếu cảm giác nghén đột ngột chấm dứt, rất có thể là do thai chết lưu. Do đó, khi bị nghén nặng trong giai đoạn đầu thai kỳ, chị em nên đến thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân.

Thông thường nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và em bé. Nhiều người thậm chí còn tin rằng nghén nhiều chứng tỏ thai phát triển tốt.
 

Mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu


Nếu tình trạng nghén nặng kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cả sức khỏe của người mẹ và em bé. Chị em hãy thử một số phương pháp sau đây để cải thiện tình trạng ốm nghén, bù đắp dinh dưỡng cho bà bầu.

Mát xa, bấm huyệt


Chị em có thể nhờ chồng mát xa hoặc bấm huyệt để cải thiện tình trạng ốm nghén. Bà bầu đặt hai tay lên hai bên đùi rồi mát xa theo chiều kim đồng hồ và ngược lại.
 
Hoặc chị em bấm vào huyệt ở cổ tay cách phần nối với bàn tay chừng 2-3cm. Dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới, dùng lực vừa phải ấn và giữ vào chính giữa hai gân lớn ở cô tay trong 2-3 phút.
 
Mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu bù đắp dinh dưỡng, tránh suy nhược cơ thể

Món ăn chống nghén

 
Nhiều người lo ngại thai phụ nghén nặng không ăn uống được gì sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Nếu không biết bà bầu nghén nặng nên ăn gì để kích thích vị giác, bù đắp chất dinh dưỡng, hãy thử một số món ăn dưới đây.

Nước mía


Mía tím đem nướng ăn cho ngọt hoặc mua nước mía ép ngoài hàng về thêm vào chút nước éo gừng tươi, uống 3 lần trong ngày, mỗi ngày khoảng 150-200ml. Uống liền trong vài ngày khi bớt cảm giác buồn nôn.
 
Mẹo chữa nghén nặng cho bà bầu bù đắp dinh dưỡng, tránh suy nhược cơ thể

Nước ô mai


Mua ô mai, kết họp gừng tươi và đường đỏ cho vào nồi thêm nước ngập mặt rồi đun kỹ. Khi nước đặc lại chắt lấy uống 3 lần trong ngày trước khi ăn 20 phút. Uống liền trong vài ngày.

Me, sấu ngâm gừng


Me, sấu, gừng đem cạo sạch vỏ kết hợp với đường trắng và gừng đem xào với đường tới khi đường tan hết là ăn được.

Canh sấu


Nếu không thích ăn ô mai sấu có thể nấu canh sấu sườn non. Sấu 5 quả cạo sạch vỏ, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị vừa ăn. Bí xanh cắt bỏ vỏ và ruột rửa sạch, thái miếng. Cho sườn vào xào chín rồi cho nước vào đun sôi kỹ. Khi xương đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại cùng với sấu. Món canh ăn với cơm, kích thích vị giác.

Canh cá me chua


Cá trắm rửa sạch cắt khúc vừa ăn và ướp gia vị. Quả me cạo vỏ ngoài, cà chua rửa sạch thái miếng, rau cải trắng rửa sạch thái nhỏ. Cho cà chua vào xào cho nát rồi thêm nước thả me vào đun sôi mới cho cá vào. Khi canh sôi trở lại cho cải trắng vào đun, nên nếm thêm rồi đun sôi lại là được món canh chua hấp dẫn.

Cháo ý dĩ


Ý dĩ, gạo xay thành bột cho dễ nấu. Gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều. Nấu lượng vừa phải ăn 2 lần trong ngày trong nhiều ngày liền.

Thay đổi chế độ sinh hoạt


Khi bị nghén nặng, bà bầu chú ý thay đổi thói quen ăn uống. Nên chia nhiều bữa ăn trong ngày, ăn các thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ. Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như cay nóng, đồ có mùi khó chịu. Nên tăng cường rau xanh và trái cây tươi.

Uống nhiều nước, đặc biệt sau mỗi lần nôn để bù đắp lượng nước bị mất. Kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện thể trạng.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/03/18/9-cach-giam-om-nghen-cho-ba-bau_18032020115332.mp4[/presscloud]
9 cách giảm ốm nghén cho bà bầu
 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận