Uống trà cam thảo mỗi ngày 2 lần, suýt chết vì huyết áp tăng vọt

Người đàn ông 84 tuổi phải nhập viện sau khi uống trà cam thảo hai lần một ngày và liên tục trong hai tuần khiến huyết áp tăng vọt đến mức nguy hiểm.
9:54 | 29/05/2019

Biết tác hại nhưng vẫn chủ quan

Người đàn ông 84 tuổi (giấu tên, sống tại Canada) có tiền sử bị huyết áp cao. Ông đã phải ở bệnh viện hai tuần sau khi uống trà cam thảo khiến huyết áp tăng vọt đến mức nguy hiểm.

Nhập viện cấp cứu vào ngày 27/5, sau khi được các bác sĩ điều trị bằng nhiều loại thuốc giúp ổn định huyết áp, các triệu chứng ban đầu của ông đã được giải quyết chỉ sau 24 giờ nằm viện. Tuy nhiên, ông vẫn cảm thấy khó thở sau đó vài ngày.

Các bác sĩ điều trị cho ông tiết lộ, ông có thể tự kiểm soát được tình trạng bệnh của mình trong thời gian trước khi phải nằm viện.  

 

Trà cam thảo là nguyên nhân khiến huyết áp của ông lão tăng vọt

Trà cam thảo là nguyên nhân khiến huyết áp của ông lão tăng vọt

 

Tuy niềm yêu thích với trà cam thảo tự chế đã khiến cho việc huyết áp tâm thu của ông tăng vọt lên tới 210 mmHg. Đối với người bình thường, huyết áp tâm thu vượt quá 180 mmg có thể đe dọa tính mạng và gây ra một loạt các triệu chứng như đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, đau ngực và mệt mỏi.

Qua các cuộc kiểm tra khác cho thấy bệnh nhân có mức kali thấp 2,5mmol/L, trong khi mức khuyến nghị 3,5-5mmol/L.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo sản phẩm có chứa chiết xuất rễ cây cam thảo có thể làm tăng huyết áp, gây ứ nước và giảm nồng độ kali nếu tiêu thụ quá mức. Nguyên nhân là rễ cam thảo có chứa hợp chất glycyrrhizin.

Bệnh nhân cũng cho biết rằng ông cũng đã hiểu biết về ảnh hưởng của cam thảo đến huyết áp. Nhưng không nghĩ lượng trà mình uống lại vượt quá ngưỡng an toàn.

 

Tại sao cam thảo có thể gây nguy hiểm?

Cam thảo đen được làm với chiết xuất từ rễ cây Glycyrrhiza glabra mang lại hương vị kẹo vị ngọt. Rễ chứa một hợp chất gọi là glycyrrhizin.

Axit Glycyrrhizic giữ cho cơ thể hấp thụ kali đúng cách, vì vậy khi bạn tiêu thụ quá nhiều glycyrrhizin, nồng độ kali có thể giảm xuống dưới mức bình thường. Trong khi đó, sự cân bằng giữa nồng độ kali và natri là chìa khóa cho hoạt động của tim khỏe mạnh.

Cho nên, khi nồng độ kali quá thấp, nồng độ natri tương ứng quá cao. Sự mất cân bằng có thể dẫn đến huyết áp cao và làm đảo lộn nhịp tim. Nhịp tim bất thường làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim.

 

Chỉ số huyết áp nào là an toàn?

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp, hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Cách duy nhất để tìm hiểu xem huyết áp của bạn có cao hay không là kiểm tra huyết áp.

Huyết áp được ghi lại với hai số: Huyết áp tâm thu (số cao hơn) là lực mà tim bạn bơm máu xung quanh cơ thể; huyết áp tâm trương (số thấp hơn) là sức cản đối với lưu lượng máu trong mạch máu. Cả hai đều được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg).

Theo hướng dẫn chung:

Huyết áp cao được coi là 140 / 90mmHg hoặc cao hơn

Huyết áp lý tưởng được coi là từ 90 / 60mmHg đến 120 / 80mmHg

Huyết áp thấp được coi là 90 / 60mmHg hoặc thấp hơn

Chỉ số huyết áp trong khoảng từ 120 / 80mmHg đến 140 / 90mmHg có thể có nghĩa là bạn có nguy cơ bị huyết áp cao nếu bạn không thực hiện các bước để kiểm soát huyết áp.

 

Bạn phải thường xuyên kiểm soát huyết áp nếu chỉ số cao

Bạn phải thường xuyên kiểm soát huyết áp nếu chỉ số cao

 

Nếu huyết áp của bạn quá cao, nó sẽ gây áp lực thêm cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác, chẳng hạn như não, thận và mắt.

Huyết áp cao kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, như:

Bệnh tim
Đau tim
Đột quỵ
Suy tim
Bệnh động mạch ngoại biên
Phình động mạch chủ
Bệnh thận
Mất trí nhớ mạch máu
 
Như Quỳnh (theo Health)
comment Bình luận