Có thai 4 tuần quan hệ có sao không, liệu có ảnh hưởng tới thai nhi?
Một số mẹ sẽ cảm thấy khó ở, ốm nghén trong giai đoạn đầu mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể đang phản ứng với hormone hCG. Ngoài ra, estrogen và progesterone cũng làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến mẹ thấy khó chịu và cảm giác này có thể kéo dài đến tuần thứ 14. Cũng bởi vì thế, nhiều mẹ sẽ chẳng có tâm tư nào nghĩ tới “chuyện ấy”, tuy nhiên một số lại cảm thấy “khí thế hừng hực” khi bầu ngực bắt đầu đầy đặn và tròn trĩnh hơn. Vậy có thai 1 tháng có quan hệ được không, liệu có quá sớm?
Có thai 4 tuần quan hệ có sao không
Quan hệ tình dục là một hoạt động bình thường trong suốt thời gian mang thai, miễn là thai kỳ của mẹ diễn ra suôn sẻ. Hoạt động “xâm nhập” không làm tổn thương bào thai, vì lúc này thai nhi đang được bảo vệ giữa thành cơ tử cung trong bụng mẹ. Chưa kể em bé còn được bao bọc trong nước ối. Kể cả trước đó mẹ đã từng uống thuốc tránh thai thì việc quan hệ cũng không gây sảy thai. Chính vì thế, với thắc mắc có thai 4 tuần quan hệ có sao không thì là không sao nhé bạn.
Sự co thắt khi đạt cực khoái không giống như co thắt chuyển dạ. Nguyên nhân gây co thắt là do lượng máu tăng nhanh, đổ dồn về khu vực xương chậu, kết hợp với hoạt động co thắt bình thường của tử cung sau quan hệ. Cảm giác này có thể kéo dài đến nửa tiếng sau khi ân ái.
Sự lo lắng cũng có thể khiến bạn bị đau sau khi quan hệ, do đó hãy hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Nhờ chàng massage lưng dưới để cơ bắp thư giãn có thể giúp bạn bớt đau.
Đôi khi bạn có thể thấy vài giọt máu rỉ ra sau khi quan hệ. Đừng lo lắng. Cổ tử cung khá mềm mại và hay bị sưng trong suốt thai kỳ. Vì thế bạn có thể bị chảy máu âm đạo nhẹ khi quan hệ thâm nhập sâu.
Khi nào thì không nên quan hệ trong thai kỳ?
Có thai 4 tuần quan hệ có sao không? Các bác sĩ chỉ khuyên bạn không nên "yêu" trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, vì hormone prostaglandin trong tinh dịch có thể gây co thắt tử cung. Trường hợp ngoại lệ là khi mẹ đã quá ngày dự sinh và đang muốn kích sinh. Các chuyên gia tin rằng prostaglandin trong tinh dịch sẽ kích thích chuyển dạ khi thai đã đủ ngày tháng hoặc quá ngày.
Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyến cáo ngừng quan hệ khi có những dấu hiệu sảy thai sau:
- Mẹ đã từng sảy thai trong quá khứ.
- Mẹ có nguy cơ sinh non (co thắt tử cung khi thai nhi chưa được 37 tuần).
- Mẹ bị chảy máu âm đạo nhiều, dịch tiết âm đạo bất thường, đau quặn không rõ lý do.
- Mẹ bị rò rỉ nước ối hoặc màng tử cung bị rách.
- Cổ tử cung mở sớm.
- Nhau thai nằm quá thấp trong tử cung (nhau tiền đạo).
- Bạn mang thai đôi, thai ba trở lên.
Không chỉ ngừng quan hệ trực tiếp, bạn cũng nên hạn chế các hoạt động kích thích tình dục dùng tay, miệng hay các hình thức khác.
Có thai 1 tháng có quan hệ được không?
Nên dùng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục
- Khi thai đã bước sang tháng thứ 4 thì mẹ nên tránh tư thế quan hệ nằm ngửa, vì lúc này trọng lượng của thai nhi có thể chèn ép các mạch máu lớn. Riêng ở tháng đầu của thai kỳ, bạn vẫn có thể thử tư thế truyền thống này, nhưng phải đảm bảo trọng lượng của chàng không được đè lên người bạn.
- Vợ chồng có thể cùng nằm nghiêng theo tư thế đối mặt hoặc úp thìa, lúc này bụng bầu đã được giường nệm chống đỡ nên mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Hơn nữa, tư thế này sẽ khó thâm nhập sâu nên cơ thể mẹ cũng không bị tác động nhiều.
- Mẹ bầu cũng có thể ngồi trên để điều khiển chàng theo ý mình.
- Mẹ có thể quan hệ “cửa sau”, nhưng để tránh viêm nhiễm, mẹ nên hạn chế từ ”cửa sau” chuyển sang ”cửa trước”, trừ khi đã vệ sinh sạch sẽ.
- Khi quan hệ đường miệng, chàng không được thổi hơi vào âm đạo, vì có thể gây ra tình trạng “thuyên tắc khí” làm tắc nghẽn mạch máu.
- Nuốt tinh dịch là điều cấm kỵ trong thai kỳ.
- Để phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bạn có thể sử dụng bao cao su, bởi vì các căn bệnh herpes, mụn cóc sinh dục hay chlamydia… đều rất nguy hiểm với thai nhi.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm -
Từ 2026, Sổ BHXH điện tử thay thế bản giấy: Người dân cần làm gì?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164/2025/NĐ-CP ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH) và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm.June 30 at 1:16 pm -
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm