Cách chọn và sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da

Sử dụng kem chống nắng đúng cách và lựa chọn sản phẩm phù hợp không chỉ giúp bảo vệ làn da của bạn trước ánh nắng mặt trời mà còn ngăn ngừa ung thư da.
7:56 | 31/03/2021

Không chỉ làm cháy nắng, tia UV dưới ánh nắng mặt trời còn là tác nhân gây ra một loạt các bệnh lý như: gây tổn thương hệ thống miễn dịch; tổn thương mắt; lão hóa da; thậm chí nguy cơ ung thư da.

SPF là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB của kem chống nắng với thang số từ 1 đến 100, chỉ số SPF càng cao chứng tỏ thời gian chống tia UVB càng lâu, ngăn ngừa da khỏi bị sạm, cháy nắng, bỏng rát do ánh nắng mặt trời.

Trên thị trường hiện nay, ở các sản phẩm kem chống nắng, chỉ số SPF thấp nhất là 15 và cao nhất là 100. Ở điều kiện chuẩn, 1 SPF có thể bảo vệ được da dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 10 phút. Vì thế, khi nhìn vào chỉ số SPF và nhân với 10 thì các bạn có thể xác định được thời gian kem chống nắng bảo vệ da tối ưu nhất.

PA là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng, ngăn chặn da khỏi bị lão hóa do ánh nắng mặt trời. Khác với SPF được thể hiện bằng những con số, PA thể hiện khả năng chống tia UVA bằng dấu cộng (+). Kem chống nắng có PA càng nhiều dấu (+) chứng tỏ khả năng chống tia UVA càng tốt.

Theo các nghiên cứu, PA+ có khả năng chống được 40-50% tia UVA, PA++ có khả năng chống được 60-70% tia UVA, PA+++ có khả năng chống được khoảng 80-90% tia UVA và PA++++ thì có khả năng chống được khoảng trên 90% tia UVA.

Cách chọn và sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa ung thư da - Ảnh 1.

Hiểu về các chỉ số và tính chất của từng loại kem chống nắng để lựa chọn sản phẩm phù hợp, từ đó phát huy hiệu quả tối đa (ảnh: Internet)

Các loại kem chống nắng trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại kem chống nắng phổ biến nhất là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học. 2 loại kem này có thành phần, kết cấu cũng như cơ chế hoạt động khác nhau.

Kem chống nắng vật lý (hay còn gọi là Sunblock) có nguyên lý hoạt động là kem không thấm vào da mà tạo một màn chắn trên da giúp ngăn chặn, phát tán để tia cực tím không thể tác động lên da với 2 thành phần chính là Zinc Oxide và Titanium Oxide.

Kem chống nắng hóa học (hay còn gọi là Suncreen) có nguyên lý hoạt động là hấp thụ và thẩm thấu tia cực tím, sau đó nhờ tác dụng của kem chống nắng những tia cực tím này sẽ bị tiêu hủy, giải phóng ra khỏi da trước khi những tia này gây hại cho da. Những thành phần đặc trưng trong kem chống nắng hóa học là: Avobenzone, Oxybenzone, Sulisobenzone…

Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da

Mỗi loại da cần một loại kem chống nắng phù hợp không chỉ để kem chống nắng phát huy hết tác dụng mà còn tránh gây ra các tình trạng như nhờn rít, bít lỗ chân lông hay mụn.

Kem chống nắng cho da nhạy cảm

Bạn cần tránh xa oxybenzone và PABA, tức là nên nói không với kem chống nắng hóa học. Thông thường các loại kem chống nắng vật lý thường rất ít khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô

Hãy chọn kem chống nắng có khả năng dưỡng ẩm cao hơn bình thường để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm cho da trở nên mềm mại hơn. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù bạn có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn)

Bạn nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ "No Sebum" (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu bạn không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Kem chống nắng cho da thường

Làn da lý tưởng này các bạn hoàn toàn có thể chọn bất kì loại kem chống nắng nào nhé.

Kem chống nắng cho da mụn

Bạn cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là "Non-Comedogenic" (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra cũng không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chứa dầu. Với da mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học.

Cách sử dụng kem chống nắng đúng cách

Sử dụng kem chống nắng sau các bước dưỡng da và trước khi trang điểm. Nếu bạn không trang điểm thì kem chống nắng sẽ được dùng cuối cùng.

Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng, vừa đủ thấm vào da là được. Thoa nhiều có thể làm lỗ chân lông bít kín, dễ gây ra mụn, kích ứng và tình trạng lão hóa.

Thời gian thoa kem trước khi ra nắng

Hãy làm sạch da bằng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trên bè mặt da. Tốt nhất bạn hãy dùng kem chống nắng trước khi đi ra nắng khoảng 15 – 20 phút. Thoa lại sau 2 tiếng.

Bên cạnh việc bôi kem chống nắng, bạn cũng cần hạn chế ra nắng từ 10h -15h trong ngày, luôn che chắn cẩn thận bằng quần áo dày nếu đi nắng và uống nhiều nước…

comment Bình luận